Bookmark and Share

Những cú sốc khi đi du học Nhật Bản

10/07/2014 10:47 SA (Lượt truy cập: 34830)

Những cú sốc là thứ có thể bạn gặp phải hoặc không gặp phải khi đi du học Nhật Bản, và thời gian khi bạn gặp phải cũng thay đổi tùy theo mỗi người. Nếu bạn đi du học Nhật Bản, có thể bạn sẽ gặp một vài cú sốc, nên bạn cần nắm rõ và có những bước chuẩn bị tốt nhất, nhằm hạn chế tối đa những cú sốc như thế này và hoàn thành giấc mơ du học Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất. 

Nhiều bậc phụ huynh lẫn các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam rất quan tâm đến cuộc sống du học sinh tại Nhật Bản. “Giấc mơ du học Nhật Bản” đã sớm trở thành mục tiêu của nhiều người, với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới và môi trường làm việc rất tiềm năng. Nhưng nếu không đủ tỉnh táo, những “cú sốc” có thể khiến bạn gục ngã hoặc sống và học tập một cách lay lắt.

1. Không học nổi vì yếu ngoại ngữ tiếng Nhật

Một cựu du học sinh từng học tập tại Nhật Bản từ trường tiếng Nhật dự bị đến hết Đại học ngành giáo dục chia sẻ: “Chuyện học hành là thứ khiến sinh viên Việt Nam sốc nhất. Có sinh viên, như tôi, phải mất hết một học kỳ mới bắt được nhịp điệu chung với mọi người. Có bạn mất nhiều thời gian hơn, thậm chí gãy gánh giữa đường, không cán đích tốt nghiệp”.

Nguyên nhân chính là không thể hòa nhập được môi trường học thuật. Cụ thể, nhiều bạn thiếu ngoại ngữ mà vội vàng đăng ký đi học. Đừng nghĩ rằng cứ qua Nhật Bản thì giỏi ngôn ngữ tiếng Nhật. Chuyện nghe nói, giao tiếp bình thường đã không rành thì đừng nói gì chuyện học. Trong khi đó, việc đầu tư cho môn học tại Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia phát triển khác cũng khá đặc thù. Học viên phải xem bài rất nhiều trước khi đến lớp, đến thư viện thường xuyên… Do ngoại ngữ tiếng Nhật yếu học sinh Việt Nam “đụng đâu cũng khó hiểu”, đặc biệt là các môn có tính chuyên ngành, việc tiếp thu bài sẽ khó khăn. 

Hình thức đánh giá sinh viên tại Nhật Bản chú trọng đến khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua viết luận, thuyết trình, làm dự án. Công việc này yêu cầu khả năng tự học, tự nghiên cứu, tương tác xã hội, trình bày độc lập rất cao.


Phương pháp giáo dục, đào tạo ở Nhật Bản đòi hỏi sinh viên phải phát huy tối đa tính tự giác.

2. Thầy chỉ đóng vai phụ 

Lớp học tại Nhật Bản như một quán cà phê học thuật, các giáo viên chỉ “đóng vai phụ”. Họ đưa ra câu hỏi hay vấn đề, còn nhiệm vụ của học viên là thay phiên nhau đưa ra quan điểm, phản biện, tranh biện. Học viên có thể tự giác phát biểu đóng góp cho bài học một cách tự nhiên. Giáo viên chỉ điều phối, đưa ra kết luận chung cho bài học hay giải đáp thắc mắc. 

Trong khi đó tại Việt Nam, hình thức “thầy giảng-trò chép” vẫn còn phổ biến suốt thời gian dài. Ý thức tự giác, khả năng tự tin, tính chủ động của học viên còn thiếu. Nhiều bạn Việt Nam sang Nhật Bản co rụt lại vì sợ nếu phát biểu sẽ khiến người khác xem thường. 

3. Phải có người đỡ đầu và bạn thân 

Đa phần các học viên tại Nhật Bản đều có “người đỡ đầu” đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn học tập và nghiên cứu. Những “người đỡ đầu” thường là các giáo sư, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Một sinh viên chủ động và cầu tiến sẽ tìm đến sự hỗ trợ từ nhiều “người đỡ đầu” khác nhau, theo nhu cầu của chương trình học. Cũng có người chọn và thuyết phục được những “người đỡ đầu” hỗ trợ, tư vấn họ suốt quá trình nghiên cứu chuyên ngành. Thậm chí nếu làm việc tốt và có tiềm năng, có người còn được các giáo sư tạo điều kiện cho làm việc có thù lao. 

“Người đỡ đầu” cũng giúp bạn hiểu được “người dạy cần gì từ học viên”. Mỗi người dạy học sẽ có một cách tiếp cận khác nhau trong khoa học và đánh giá kết quả bằng nhiều cách khác nhau. Nếu hiểu được điều này, bạn có thể tập trung đạt các kết quả quan trọng và cốt yếu. Thực tế là nhiều học sinh rất e ngại, rụt rè. Nhưng nếu không chủ động và tự tin thì đừng nghĩ các giáo sư sẽ tìm đến hỗ trợ mình. 

Bạn thân cũng là yếu tố quan trọng giúp hòa nhập, đạt kết quả tốt. Làm việc nhóm là hình thức phổ biến trong môi trường giáo dục ở Nhật Bản. Để thích nghi nhanh, tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phù hợp, hiểu văn hóa học tập, được hỗ trợ khi khó khăn… bạn cần chủ động tạo ra các mối quan hệ đồng môn, có được những người bạn thân dù là người bản xứ hay sinh viên nước khác. 

Tam giác bản thân - thầy cô - bạn bè sẽ tạo ra “kiềng ba chân” giúp bạn cân bằng, thích nghi, và phát triển trong suốt quá trình du học tại đất nước Nhật Bản.

Theo Pháp luật TPHCM

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 ... 14 »
 17/01/2018 07:04 CH(Lượt truy cập: 24477)
Chinh phục ước mơ du học Nhật Bản
Những cuốn sách như hành trang bổ ích với kinh nghiệm từ chính các tác giả dành cho bạn trẻ đến gần và hiện thực hóa ước mơ du học Nhật Bản của bản thân.
ĐH Ngoại thương phối hợp JASSO tổ chức kỳ thi du học Nhật Bản
Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản JASSO phối hợp với khoa Tiếng Nhật, ĐH Ngoại thương tổ chức kỳ thi du học Nhật Bản. Thí sinh trúng tuyển sẽ theo học các trường đại học tại Nhật.
7 điều căn bản cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn luôn là điều băn khoăn của nhiều bạn chuẩn bị đặt chân đến đất nước “Mặt trời mọc”, thậm chí đối với cả người bạn  đã làm việc ở đây một thời gian hay lâu dài. Trong khuôn khổ bài viết này, vietnamplus xin được đưa ra 7 điều căn bản về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú với hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Ngoài việc trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị về tài chính, du học sinh không thể thiếu những kỹ năng sau! 

Cứ 1 việc ứng viên thì có tới 2 việc làm đang chờ, tới Tokyo không lo thất nghiệp!

Tỷ lệ sinh thấp và nền kinh tế phục hồi chậm khiến tỷ lệ việc làm/ứng viên ở Nhật Bản đang ở mức 1,43 người/việc – cao nhất trong 25 năm qua. Ở Tokyo, cứ 1 ứng viên thì có tới 2 việc làm đang bị khuyết.

 22/07/2017 07:36 CH(Lượt truy cập: 21787)
Lớp học ban đêm cho người nước ngoài ở Nhật Bản
Nhiều học sinh nước ngoài học tập tại Nhật Bản đăng ký vào các lớp ban đêm miễn phí để cải thiện khả năng tiếng Nhật và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào các trường.
 22/07/2017 07:09 CH(Lượt truy cập: 18734)
10 đại học hàng đầu Nhật Bản năm 2017

Đại học Tokyo và Kyoto vẫn giữ vị thế hàng đầu Nhật Bản. Trong khi đó, Đại học Tohoku tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng của Times Higher Education để trở thành một trong ba trường tốt nhất xứ sở hoa anh đào năm 2017.

 22/07/2017 06:45 CH(Lượt truy cập: 21483)
Nhật Bản thu hút nhân lực chất lượng cao
Từ cuối tháng 3, nhân lực chất lượng cao có thể được cấp vĩnh trú chỉ sau một năm ở Nhật. Mức thời gian này được coi là ngắn nhất thế giới để người nước ngoài lấy vĩnh trú ở một quốc gia.
Nếu có ý định du học Nhật Bản, hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng này

Ngoài việc trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị về tài chính, du học sinh không thể thiếu những kỹ năng sau! 

Cuộc đổ bộ của du học sinh Đông Nam Á sang Nhật Bản, 1/4 số sinh viên quốc tế là người Việt

Nhật Bản đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nền kinh tế mới nhằm mở rộng thị trường cũng như cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn của họ, nhất là khi thị trường lớn Trung Quốc có quá nhiều bảo hộ cũng như sức ép từ chính quyền Bắc Kinh.

Đây là lý do học sinh luôn mơ ước được đi du học Nhật Bản

Đi du học có thể mang lại rất nhiều điều bổ ích; những trải nghiệm thú vị mà bạn không có được khi học ở trong nước... 

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Những cú sốc khi đi du học Nhật Bản Rating: 5 out of 10 34830.
Core Version: 1.8.0.0