Bookmark and Share

Làm thế nào để hòa nhập văn hóa khi đi du học Nhật Bản?

19/01/2018 07:11 CH (Lượt truy cập: 32136)

Các bạn du học sinh còn khá bỡ ngỡ ở một môi trường học tập xa lạ, có thể các bạn còn bị “sốc” với văn hóa của con người và cuộc sống ở Nhật Bản. 

Nhật Bản là đất nước được mệnh danh là xứ hoa anh đào xinh đẹp, là môi trường để du học tuyệt vời, vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tiếp nhận tri thức ở một nước tiên tiến nhất nhì châu Á. Tuy nhiên, các bạn du học sinh còn khá bỡ ngỡ ở một môi trường học tập xa lạ, có thể các bạn còn bị “sốc” với văn hóa của con người và cuộc sống ở Nhật Bản. Vậy chúng ta hãy cùng bỏ túi những điều nên biết để hòa nhập vào cuộc sống và văn hóa khi đi du học tại Nhật nhé!

Tiếng Nhật - hành trang đầu tiên không thể thiếu

Bạn hãy chuẩn bị cho mình vốn Nhật ngữ thật tốt, tiếng Nhật của bạn phải thành thạo mới có thể giao tiếp và tìm hiểu văn hóa của người Nhật. Dù có học tiếng Nhật ở Việt Nam một thời gian dài nhưng không thể tránh được “cú sốc” về ngôn ngữ, bạn sẽ hầu như không gặp ai nói tiếng Việt mà hoàn toàn phải giao tiếp bằng tiếng Nhật. Do đó, bạn sẽ phải tiếp tục học Nhật ngữ và hãy chuẩn bị mọi thứ cho mình thật kỹ càng.

Hình ảnh có liên quan

Chuẩn bị cho mình vốn tiếng Nhật thật kỹ khi du học.

Xác định rõ ràng mục tiêu khi du học

Dù là du học ở đâu, điều đầu tiên bạn nên xác định mục đích khi bạn đi du học. Hãy tìm hiểu trước về thông tin địa chỉ trường mình dự định sẽ học và đăng ký, chuyên ngành gì và kế hoạch hướng đến trong học tập của bạn ra sao. Hãy đưa ra cho mình những kế hoạch cần làm và chuẩn bị thật tốt, đến lúc cần là bạn chỉ việc áp dụng, như vậy bạn sẽ không phải lúng túng trước tình huống khó xử.

Kết quả hình ảnh cho 日本留学 目標

Mục tiêu rõ ràng nắm chắc trong tay.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về Nhật Bản

Bạn cần chuẩn bị cho mình các thông tin về pháp luật, con người, văn hóa, lối sống ở Nhật qua các nguồn như sách, báo chí, radio, mạng truyền thông... trước khi bạn đặt chân lên máy bay. Đây là điều đương nhiên mà bất cứ một du học sinh nào cũng phải tìm hiểu trước khi đi du học. Sau đây là những điều bạn nên biết về lối sống của người Nhật:

1. Điều đầu tiên bạn cần phải tuân thủ pháp luật và những quy định ở nơi mà bạn sinh sống. Ở Nhật Bản ý thức tuân thủ pháp luật của người dân rất cao và việc thực thi pháp luật rất nghiêm minh nên bạn cần tuân thủ pháp luật ngay trong những hành vi đơn giản nhất.

2. Nhịp sống của người Nhật rất nhanh. Họ đi rất nhanh, làm việc cũng nhanh, ăn cũng nhanh và nói cũng nhanh. Ban đầu, khi chưa quen các bạn sẽ thấy mình như một khúc phim chiếu chậm so với họ. Người Nhật nhanh nhưng không hấp tấp, bỏ qua chất lượng. Nhanh là tác phong chứ không phải là cách làm việc của họ.

3. Người Nhật luôn đúng giờ. Đôi khi các bạn sẽ cảm thấy họ quá tiểu tiết, quá chú ý vào những điểm nhỏ nhặt, nếu không quá chi tiết đến thế thì công việc có lẽ sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nhưng phải chăng chính vì nghĩ kỹ, theo sát, rút kinh nghiệm như thế nên khi bắt tay vào làm họ có thể làm rất nhanh và ít sai sót. Và quan trọng nhất đó là khi nhắc đến chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm thì người Nhật vẫn không ngừng tự hào về chính bản thân họ và những sản phẩm họ làm ra!

4. Bạn cần phải chủ động tạo ra các mối quan hệ thân thiện bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình. Bí quyết thành công của đa số các du học sinh tại Nhật không chỉ nhờ lĩnh vực chuyên môn mà còn nằm phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ có được trong thời gian du học. Vì vậy, việc giao tiếp và mở rộng quan hệ với người Nhật là điều rất quan trọng. Nhìn chung, đa số người Nhật bản rất lịch sự và hiếu khách, đặc biệt là đối với du học sinh Việt Nam, người Nhật luôn đánh giá tốt và dành nhiều thiện cảm đặc biệt vì những nét tương đồng và truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tránh những điều sau đây để không khỏi mất hình tượng của người dân nơi xứ sở hoa anh đào này nhé:

5. Đừng bao giờ thảo luận những vấn đề dễ gây tranh cãi.

Chủ đề gây tranh cãi có thể bao gồm chính trị, tôn giáo, giới tính, phân biệt chủng tộc, phá thai, những lời chỉ trích chính phủ, và những lời chỉ trích lòng yêu nước của cá nhân nào đó. Dù bạn ở bất kỳ quốc gia nào, người dân địa phương đều không thích người nước ngoài đàm phán về chính phủ của họ. Vì thế bạn hãy chắc chắn rằng bạn sẽ tránh xa, không đề cập đến những vấn đề này.

Kết quả hình ảnh cho 日本留学 相談

Hãy “uốn lưỡi bảy lần” trước khi đưa ra một ý kiến nào đó để tránh gây mất lòng nhau.

6. Người Nhật thường không thích thảo luận về vấn đề tiền bạc. Vì thế bạn đừng hỏi họ: “Lương của bạn bao nhiêu một tháng?” hay “Bạn phải trả bao nhiêu tiền để mua nhà, truyền hình, xe ô-tô, tàu thuyền...?” Đối với người Nhật, điều này được coi là rất bất lịch sự khi ai đó đặt câu hỏi và thậm chí còn khó chịu hơn để mọi người cùng thảo luận.

7. Hút thuốc

Tại Nhật có hẳn Luật Hút thuốc được ban hành theo nhiều cách khác nhau ở các thành phố và khu vực. Một số luật còn hạn chế hút thuốc ngoài trời bằng cách cấm hút thuốc trong một khoảng cách nhất định từ một lối vào của tòa nhà. Nếu bạn muốn hút thuốc, hãy quan sát xem những người khác xung quanh bạn có đang hút thuốc không, hoặc hỏi ý người ấy trước khi bạn đốt điếu thuốc. Nhiều nhà hàng và khách sạn có chỗ ngồi đặc biệt cho khách hàng hút thuốc, để đặt chỗ ngồi này bạn có thể yêu cầu trong quá trình đặt trước. Nếu bạn vi phạm bạn có thể bị phạt số tiền từ 1.000-2.000 JPY (200-400 nghìn đồng), bạn cũng có thể bị đuổi ra khỏi nơi bạn đang vi phạm và cũng có thể cấm vĩnh viễn không cho bạn đặt chân vào nơi này lần thứ hai.

8. Sử dụng điện thoại di động

Nếu bạn nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở những nơi công cộng như xe lửa, nhà hàng, viện bảo tàng... bạn sẽ bị xem là một người bất lịch sự và thô lỗ. Tuy nhiên ở những nơi ồn ào như quán bar, các khu vui chơi... bạn vẫn có thể nói lớn tiếng, vì điều này không ảnh hưởng đến người khác. Nhưng nếu bạn đang trên thang máy, đang trong lớp học, trong một căn phòng nghỉ ngơi, hoặc bất cứ nơi nào mà mọi người đang cố gắng tập trung, làm việc, hoặc lắng nghe - “xin bạn vui lòng không nói lớn tiếng”. Đối với những nơi như: nhà hát, rạp chiếu phim, nơi thờ cúng, các lớp học - “xin bạn vui lòng để điện thoại ở chế độ rung”.

9. Ôm, hôn hay chạm vào người

Hầu hết người Nhật có thói quen cúi đầu tôn trọng như lời chào đầu tiên. Họ rất ngại tiếp xúc với người lạ và hành động va chạm cơ thể với người không thân quen. Ngoài ra, bạn tránh chạm vào người họ trong lúc trò chuyện, trừ khi bạn với họ rất thân, vì điều này thường làm cho họ rất khó chịu.

10. Không gian riêng

Người Nhật thường đứng nói chuyện cách nhau khoảng hai bước chân, nếu bạn đứng gần hơn khoảng cách đó sẽ làm cho họ cảm giác khó chịu. Và điều này cũng có thể là rào cản để phá vỡ mối quan hệ của bạn với người đó trong lần gặp đầu tiên.

Bên cạnh đó là một số điều kiêng kị của người Nhật bạn nên biết để phòng tránh:

- Con số 4: Bị cho là con số không may bởi vì phát âm của nó giống với phát âm của chữ “Tử” (Shi = cái chết). Một số khách sạn thậm chí còn không có phòng số 4.

- Cắm đũa lên bát cơm: Người Nhật Bản không bao giờ cắm đũa lên thức ăn và đặc biệt là lên cơm vì chỉ trong đám tang người ta mới cắm đũa lên bát cơm và đặt lên bàn thờ.

- Không được dùng đũa để chuyền thức ăn: Vì trong đám tang người ta dùng đũa để chuyền những mảnh xương còn sót lại sau khi hỏa táng.

- Khi ngủ: Không được quay đầu về hướng Bắc vì người ta thường đặt người chết nằm như vậy.

- Gặp xe tang: Nếu bạn gặp một chiếc xe tang đi ngang qua, bạn phải giấu ngón tay cái của mình đi.

- Cắt móng tay, móng chân vào ban đêm: Nếu bạn cắt móng vào ban đêm thì khi cha mẹ bạn mất bạn sẽ không được ở bên cạnh họ.

- Sau khi ăn xong không được nằm ngay: Vì người ta quan niệm rằng ăn xong mà nằm ngay thì sẽ bị biến thành con bò.

- Huýt sáo vào ban đêm: Nếu huýt sáo ban đêm thì sẽ bị ông Xà đến thăm đó...

Ẩm thực

Chúng ta cùng tìm hiểu các món ăn và văn hóa ẩm thực của Nhật Bản để tránh bỡ ngỡ trước điều lạ lẫm này nhé! Trước khi ăn người Nhật thường nói “Itadakimasu”, đó là một câu nói lịch sự nghĩa là “Xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn ngon”. 

Ở Nhật, khẩu vị khá là “khó nuốt” bởi mùi vị của miso hăng hăng lạ kỳ... nhưng lại có một số món được khá nhiều bạn du sinh Việt khoái khẩu.

Bánh rán Doraemon với lớp vỏ tơi xốp, lớp nhân mềm mịn và vị ngọt vừa phải, ngoài nhân đậu đỏ truyền thống, bánh đã có thêm các vị nhân mới như chocolate, dâu, xoài và trà xanh.



Tên gọi chính của món bánh rán này là Teriyaki.

Bentou (Bento) có nghĩa là gói cơm mang theo, Bentou chứa các thành phần bên trong như thịt, cá, rau, cơm, tráng miệng.



Với giới trẻ Việt, Bentou có một nghĩa chung là bữa cơm phong cách Nhật với sự bài trí hài hòa và đẹp mắt.

Mỳ Nhật có vị ngọt thanh của nước được hầm hoàn toàn từ xương trong nhiều giờ, sự mềm mịn của những sợi mỳ, những nguyên phụ liệu đẹp mắt trong bát hay những chiếc bánh xếp béo ngậy ăn kèm là điểm nhấn của loại mỳ đến từ đất nước hoa anh đào.



Mỳ Nhật có các loại như ramen, soba...

Sushi là sự kết hợp của cơm với những dòng nguyên liệu khác nhau gồm nguyên liệu sống như cá hồi, cá ngừ đại dương... ngoài ra còn có các nguyên liệu chín như thanh cua, trứng chiên... Món ăn này cũng hợp vị không kém với trái cây như bơ, chuối...



Với sự bắt mắt của sushi nhiều màu sắc, tiếp đó là cảm giác no đủ vì có tinh bột, lạ lẫm với ba loại nguyên liệu khác nhau.

Chocolate tươi hay còn gọi mà Nama Chococlate, là một trong những vị chocolate tươi Nhật đắt nhất hiện nay, phổ biến với vị trà xanh (300.000 đồng/hộp). Ngoài ra còn có các vị như hạt dẻ, sữa, đặc biệt, vị rượu...



Chocolate tươi thơm, mềm, ngọt và cảm giác tươi nguyên không chất bảo quản cùng cái thú của việc ngắm, chạm vào lớp cacao mịn màng bên ngoài.

Không ít bạn trẻ nhận xét kem Nhật có giá “chát”. Một viên tí xíu ăn chưa đã miệng đã có giá khoảng 100.000 đồng. Song cũng chính những vị khách ấy thừa nhận dòng kem đến từ vương quốc truyện tranh này không chỉ nhiều hương, vị mà còn nổi bật với độ mềm, ngọt, xốp, mịn, nó còn “đính kèm” nhiều loại nguyên phụ liệu khác như chè, trái cây, mứt... 



Kem với hương vị đặc biệt góp phần cho ẩm thực thêm phong phú.

Với những người lần đầu tiên thưởng thức thì matcha hay trà xanh của Nhật hơi “khó uống”. Bởi nó có vị hơi giống rong biển cùng cảm giác hơi tanh tanh. Thế nhưng, chỉ cần thử đến lần thứ 02 hoặc nhiều quá là lần thứ 03, các bạn lại đâm ghiền cái hương ngai ngái, vị đắng, chát lạ của nó. 



Matcha với hương vị độc đáo lạ thường.

Đó là những yếu tố tiền đề, cơ bản giúp bạn hòa nhập nhanh chóng hơn với đời sống ở Nhật. Với bài chia sẻ nhỏ này, hy vọng các bạn du học sinh Nhật Bản sẽ có thêm kinh nghiệm sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước hoa anh đào xinh đẹp.

PV, Theo Trí Thức Trẻ 

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 3 ... 14 »
Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ nhập học tháng 7 năm 2018

Công ty TNHH tư vấn du học Sài Gòn (SOEC) xin gửi lời chào trân trọng nhất.

Chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong suốt thời gian vừa qua. 

Công ty xin trân trọng thông báo đến tất cả các bạn có nguyện vọng đi du học Nhật Bản kỳ tuyển sinh nhập học tháng 7 năm 2018 như sau.

 13/01/2014 01:28 CH(Lượt truy cập: 41949)
Thời gian và địa điểm thi TOPJ năm 2018 tại Việt Nam

Các đợt thi TOPJ năm 2018, thời gian và địa điểm đăng ký thi TOPJ năm 2018. Thông tin về thời gian, địa điểm, lệ phí của kỳ thi tiếng Nhật TOPJ tại Việt Nam năm 2018.

.

 13/01/2014 01:03 CH(Lượt truy cập: 45882)
Thời gian và địa điểm thi Nat test 2018

Thông tin về thời gian và địa điểm kì thi Nat test 2018 tại Việt Nam, các bạn muốn đăng ký thì Nat test vui lòng xem chi tiết bên dưới nhé. Thông tin về lịch thi NAT- test 2018. Địa điểm, lệ phí và lịch thi NAT- test 2018 tại Việt Nam .

 13/01/2014 12:04 CH(Lượt truy cập: 47450)
Lịch thi Năng Lực Nhật Ngữ (JLPT) năm 2018

Để tạo điều kiện cho đông đảo học viên muốn khẳng định năng lực và được xác nhận trình độ bằng một chứng chỉ Nhật ngữ có giá trị quốc tế. Hằng năm Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức kỳ thi cấp “Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ”.

 19/01/2018 07:11 CH(Lượt truy cập: 32136)
Làm thế nào để hòa nhập văn hóa khi đi du học Nhật Bản?

Các bạn du học sinh còn khá bỡ ngỡ ở một môi trường học tập xa lạ, có thể các bạn còn bị “sốc” với văn hóa của con người và cuộc sống ở Nhật Bản. 

Trường phổ thông Nhật tiến cử học sinh xuất sắc vào đại học

Trường THPT ở Nhật Bản có thể giới thiệu cho các đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng học sinh được tiến cử thường rất ít.

Cơ hội học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng tại Nhật

Nhật Bản vừa cho phép người lao động nước ngoài có trình độ y tá hoặc làm việc như điều dưỡng viên tại tư gia bên Nhật. Quyết định này đã mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. 

 18/01/2018 07:13 CH(Lượt truy cập: 30901)
Nhật Bản đến và yêu

Mặc dù là cây viết tay ngang nhưng tác giả Dương Linh đã chinh phục người đọc bằng lối viết đơn giản, nhiệt thành trong cuốn sách đầu tay về du học Nhật Bản.

 17/01/2018 07:28 CH(Lượt truy cập: 30182)
'3.000 ngày với nước Nhật' và lời khuyên trước khi du học
Cuốn sách như một hành trang bổ ích với những kinh nghiệm sống từ chính tác giả dành cho những bạn trẻ đã, đang và sẽ lên đường học tập, làm việc tại xứ sở mặt trời mọc.
 17/01/2018 07:18 CH(Lượt truy cập: 32129)
Cuốn cẩm nang khi tới Nhật Bản du học

Với mong muốn tiếp lửa cho ước mơ du học Nhật của nhiều bạn trẻ ở Việt Nam, tác giả Phi Hoa đã ghi lại tất cả những khoảnh khắc đáng nhớ của mình ở xứ sở mặt trời mọc với bạn đọc. 

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 3 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Làm thế nào để hòa nhập văn hóa khi đi du học Nhật Bản? Rating: 5 out of 10 32136.
Core Version: 1.8.0.0