Bookmark and Share

Trường phổ thông Nhật tiến cử học sinh xuất sắc vào đại học

18/01/2018 07:46 CH (Lượt truy cập: 23735)

Trường THPT ở Nhật Bản có thể giới thiệu cho các đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng học sinh được tiến cử thường rất ít.

Ở đất nước mặt trời mọc, tuyển sinh đại học khá phức tạp với nhiều hình thức thi vào thời điểm khác nhau. Học sinh trung học phổ thông phải xác định nguyện vọng, ngành học, đích đến của mình từ rất sớm.

Nhiều kỳ thi khác nhau

Theo quy định của Bộ Giáo dục Nhật Bản, các trường trên toàn nước Nhật không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Để trao Giấy chứng nhận Tốt nghiệp, trường căn cứ kết quả học tập. Sau đó, tùy nhu cầu, học sinh sẽ lựa chọn học đại học, hoặc đào tạo tại các khóa kỹ thuật và dạy nghề.

Muốn vào ngưỡng cửa đại học công lập, các bạn Nhật Bản phải tham dự 2 kỳ thi: Kỳ thi trung tâm (Senta Shiken) và kỳ thi riêng.

Kỳ thi trung tâm tổ chức vào ngày 14 và 15/1 hàng năm. Kết quả dùng làm căn cứ xét tuyển vào các trường đại học của nhà nước (kokuritsu) hoặc trường của tỉnh và thành phố (shiritsu).

Truong pho thong Nhat tien cu hoc sinh xuat sac vao dai hoc hinh anh 1

Kỳ thi chung tại Nhật Bản được tổ chức vào tháng 1 hàng năm.

Mira Trần (cựu học sinh Trung học Quốc tế Doshisha, Kyoto) cho biết, đại học công lập bắt buộc học sinh thi 5 môn: Toán, Nhật ngữ, Ngoại ngữ, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Đề thi được hướng dẫn trực tiếp từ chương trình của Bộ Giáo dục, Bộ Văn hóa, Bộ Thể thao, Bộ Khoa học và công nghệ dưới hình thức trắc nghiệm.

“Các trường đại học tư thục cũng có kỳ thi chung, được tổ chức vào thời gian khác. Đề thi này không khó, chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản ở trung học”, Mira Trần cho biết thêm.

Điểm của Kỳ thi chung cùng với kết quả học tập phổ thông sẽ dùng để nộp vào các trường đại học. Trường sẽ lấy đó làm cơ sở, tạo danh sách thí sinh của Kỳ thi riêng.

Cuộc thi này tổ chức tại trường đại học vào đầu tháng 2. Tùy theo từng khoa, ngành, trường, sẽ có đề thi khác nhau. Có trường yêu cầu viết luận, có trường sẽ phỏng vấn thí sinh.

Tổng số điểm của hai đợt thi sẽ quyết định thí sinh có đỗ đại học hay không.

Mira Trần đăng ký chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kyoto. Cô thi môn Kinh doanh công nghiệp và Xử lý thông tin. “Hai môn này cũng được dạy tại trường Trung học. Đề thi yêu cầu học sinh có kiến thức cơ bản về chuyên ngành mình sắp học. Ngoài ra, tiếng Anh và tiếng Nhật cũng rất cần thiết”, Mira kể.

Bên cạnh đó, tại Nhật Bản còn có hình thức tiến cử (Suisen). Trường THPT sẽ giới thiệu cho trường đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng thí sinh được tiến cử rất ít. Suisen được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn.

Những năm gần đây, học sinh Nhật Bản còn có thể tự mình tiến cử cho trường, gọi là “AO shiken”. Thí sinh tự nộp kết quả học tập, viết một bài luận, đến trường tham gia phỏng vấn.

Truong pho thong Nhat tien cu hoc sinh xuat sac vao dai hoc hinh anh 2

  Đề thi đại học ở Nhật tập trung đánh giá khả năng suy luận của thí sinh. 

Lê Anh Công (sinh viên Đại học Tohoku) nhận xet: “Đề thi đại học ở Nhật tập trung đánh giá khả năng suy luận của thí sinh, hơn là việc ghi nhớ kiến thức. Môn Lịch sử ở đây cực kỳ quan trọng. Các trường đại học đều yêu cầu sinh viên hiểu biết lịch sử Nhật Bản và lịch sử thế giới".

Theo Anh Công, người Nhật Bản rất coi trọng học vấn, và việc hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử của đất nước sẽ giúp sinh viên chăm chỉ học hành và cố gắng phấn đấu cho tương lai. "Bài luận nếu viết về đề tài lịch sử sẽ được đánh giá cao hơn những chủ đề khác".

“Người Nhật hiện đại nhưng rất trân trọng truyền thống, vì vậy Lịch Sử là môn học, cũng là môn thi quan trọng nhất kỳ thi đại học”, nam sinh cho biết.

Kỳ thi ảnh hưởng lớn đến xã hội Nhật Bản

"Kỳ thi Đại học tập trung là một hiện tượng xã hội tại Nhật Bản, thu hút sự chú ý của báo giới, truyền hình. Tại đây còn có riêng một 'Trung tâm Quốc gia' để quản lý kỳ thi tuyển sinh đại học", tờ Japantoday cho biết.

Theo cục Thống kê Nhật Bản, năm 2015, khoảng 610.000 học sinh tham gia kỳ thi, được tổ chức tại 693 địa điểm trên khắp đất nước. Học sinh thi tuyển vào 855 trường đại học công lập, đại học tư nhân, cao đẳng.

“Cả đất nước Nhật Bản đều chú ý tới kỳ thi này. Gia đình nào có con thi đại học năm đó sẽ là tâm điểm của cả dòng họ”, Mira Trần cho biết.

Sự cạnh tranh vào đại học ở Nhật rất căng thẳng. Các trường hàng đầu luôn có điểm tuyển sinh rất cao, như Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Viện kỹ thuật Tokyo, Đại học Kyushu. 

Nhật Anh (cựu học sinh trung học Tennoji, hiện là sinh viên Đại học Osaka) tâm sự, học sinh Nhật Bản phải xác định ngành nghề theo học từ rất sớm. Gia đình và thầy cô giúp các bạn trẻ chọn trường, khoa, chọn môn học từ khi bắt đầu vào trung học. Việc thi đại học rất căng thẳng, nhiều học sinh căng thẳng, mắc bệnh tâm lý sau kỳ thi này”.

Báo The Japan Times cho biết, các trường đại học lớn và nổi tiếng ngày càng khó thi vì số lượng học sinh đăng ký quá đông. Trong khi đó ở các trường top dưới, việc thi đầu vào ngày càng đơn giản. Nhiều trường chỉ yêu cầu thí sinh có điểm của Kỳ thi chung trên trung bình.

Ngân Giang

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 14 »
 22/01/2014 03:32 CH(Lượt truy cập: 33612)
Du học Nhật - Vừa học vừa làm

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế. Do đó, chi phí học tập, sinh hoạt được xếp vào hàng đắt đỏ khiến nhiều bạn trẻ có nguyện vọng du học Nhật Bản e ngại khi chọn xứ sở hoa anh đào để nâng cao kiến thức học vấn.

 21/01/2014 05:40 CH(Lượt truy cập: 30999)
Những lưu ý đối với du học sinh Nhật Bản

Giữa hai quốc gia nhất định có sự khác nhau về văn hóa và pháp luật. Nhập gia thì phải tùy tục. Nhìn thì có thế thấy đơn giản nhưng thực tế  lại không hề dễ dàng. Tuy nhiên đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống du học ở Nhật Bản.

 21/01/2014 05:16 CH(Lượt truy cập: 31385)
Một số chú ý khi đi du học Nhật Bản

Rất nhiều học sinh, sinh viên cả nước đang bước vào những ngày học đầu tiên của năm học mới thì nhiều bạn trẻ cũng đang rục rịch chuẩn bị hành trang lên đường du học. Có không ít bạn cảm thấy lo lắng khi phải bắt đầu cuộc sống tự lập ở một đất nước xa lạ. Trước khi đi du học, các bạn cần tìm hiểu thông tin về trường sẽ nhập học để đi du học. Sau đây là một số điều cần thiết để các bạn chuẩn bị khi xa nhà đi du học. 

 21/01/2014 04:51 CH(Lượt truy cập: 29269)
Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật Bản

Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Kinh nghiệm lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Nhật Bản

Sau đây chúng ta hãy cùng theo dõi đôi dòng tâm sự của bạn An (du học sinh Nhât Bản đến từ thành phố Hồ Chí Minh).

 20/01/2014 04:59 CH(Lượt truy cập: 33059)
Làm Thêm Khi Đi Du Học Nhật Bản

Cuộc sống của lưu học sinh, hầu như ở tất cả  các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở.

 20/01/2014 04:34 CH(Lượt truy cập: 32568)
Thông tin về việc làm tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản: Đối với du học sinh Việt Nam, sau khi sang Nhật, những công việc phổ biến thường làm là: các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít sinh viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…


 20/01/2014 03:43 CH(Lượt truy cập: 33492)
Cách Tìm Kiếm Việc Làm Tại Nhật

Khi công dân nước ngoài tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản, hãy liên hệ với Phòng Bảo Hiểm Lao Động Công Cộng (gọi tắt là PESO).

 18/01/2014 02:50 CH(Lượt truy cập: 30601)
Kinh nghiệm: Các bước trong quá trình tìm việc

Tiếp theo hai bài viết chung của anh Lê Thanh Hoàng, chúng tôi xin phép đăng bài viết của anh Lê Hải Đoàn, viết về kinh nghiệm xin việc của mình. Bài viết đầu tiên giới thiệu chung về các bước xin việc năm 2005. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, bạn sẽ có thể tham khảo được những đánh giá rất sát với thực tế. 

 18/01/2014 01:07 CH(Lượt truy cập: 31713)
Kinh nghiệm: Quá trình xin việc của tôi

Tiếp theo loạt bài TÌM VIỆC TẠI NHẬT, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn tham gia JOBFAIR, chúng tôi tiếp tục giới thiệu bài viết của anh Tạ Duy Thắng, người vừa trải qua quá trình tìm việc và đã nhận được naitei. Xin mời các bạn tham khảo các kinh nghiệm rất hay của anh Thắng để chuẩn bị tham gia Jobfair một cách hiệu quả nhất.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Trường phổ thông Nhật tiến cử học sinh xuất sắc vào đại học Rating: 5 out of 10 23735.
Core Version: 1.8.0.0