Bookmark and Share

Thông tin về việc làm tại Nhật Bản

20/01/2014 04:34 CH (Lượt truy cập: 32566)

Du học Nhật Bản: Đối với du học sinh Việt Nam, sau khi sang Nhật, những công việc phổ biến thường làm là: các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít sinh viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…



1. Lương và điều kiện làm việc khi đi du học Nhật Bản

Lương thường được trả theo giờ ở mức từ 800 yên đến 3000 yên, tuỳ theo nội dung công việc, tiền chi phí đi lại được trả riêng. Với những lao động đơn giản như phục vụ tại nhà hàng, mức lương khó có thể đạt đến 1000 yên/giờ nhưng bù lại du học sinh sẽ ăn ngay tại nơi làm. Như vậy nếu du học sinh có một công việc với mức thu nhập 800 yên/giờ và làm việc 28 giờ/tuần, thu nhập sẽ vào khoảng 96.000 yên/tháng.

Mức thu nhập này tạm đủ cho chi phí sinh hoạt, nhưng chưa thể trang trải cả học phí. Trong thời gian đầu, khi chưa nhận được học bổng hay một sự giúp đỡ vật chất nào, để có thể bù đắp toàn bộ chi phí du học, một số du học sinh phải chấp nhận làm việc cật lực do khó có được công việc dễ dàng và thu nhập cao. Sau khi đã có được vốn tiếng Nhật và quen hơn với cách làm việc, họ mới tìm đến những nơi có điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý là cường độ công việc quá căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả học tập của du học sinh và nhiều khi, gây những thiệt hại kinh tế lớn hơn cả số tiền du học sinh kiếm thêm được. Nên điều tiết thích hợp thời gian để đạt được mục đích cuối cùng là học tập.

Nếu du học sinh đã nhận được học bổng MEXT (sau Đại học) thì trên nguyên tắc sẽ không được đi làm thêm. Số tiền học bổng đã được tính toán để đảm bảo du học sinh có thể sống khá thoải mái ở bất kì trường học nào trong nước Nhật. Nếu giáo sư hướng dẫn của du học sinh biết là học sinh của mình đi làm thêm không có giấy xin phép thì kết quả sẽ thật tai hại, du học sinh sẽ bị coi là sang Nhật chỉ với mục đích kiếm tiền mà không muốn học tập. Ngoài ra cũng sẽ bị Cục Quản lý nhập cảnh gây phiền phức và phải giải trình. Có thể sẽ bị phạt và báo về nhà trường, tuỳ theo mức độ vi phạm của du học sinh.

2. Nhưng bạn sẽ tìm việc như thế nào ở Nhật

Có nhiều cách tìm việc khác nhau trong đó phổ biến nhất là qua giới thiệu của các du học sinh khoá trên. Không ít du học sinh Việt Nam đã từng sống tại Nhật Bản nhiều năm và có nhiều mối quan hệ quen biết, qua đó có được nguồn công việc để giới thiệu cho những người khác. Uy tín của người giới thiệu sẽ giúp những du học sinh mới dễ dàng được chấp nhận hơn.


Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh nước ngoài. Du học sinh có thể đăng ký và sau đó tìm thông tin qua các trang web.

Văn phòng việc làm tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Cách khó khăn nhất là trực tiếp tìm việc qua tạp chí hoặc hỏi thẳng những cơ sở có treo biển cần người làm thêm. Nếu du học sinh chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo liên hệ và đi cùng.

3. Một số điểm các bạn đi làm thêm ở Nhật Bản cần lưu ý

Yêu cầu ghi rõ điều kiện làm việc: Thông thường, sẽ không có hợp đồng lao động trong trường hợp du học sinh làm thêm. Khi đó, nên yêu cầu phía thuê người ghi rõ điều kiện làm việc như giờ giấc, tiền lương, cách chi trả và các khoản đãi ngộ khác.

Ghi lại giờ và ngày làm việc, cùng với tiền lương nhận được: Để tránh mọi xích mích có thể xảy ra, du học sinh nên ghi lại những thông tin này và kiểm chứng lại xem mọi tính toán có chính xác không.
Không muộn giờ hoặc vắng mặt không lý do: Người Nhật rất nghiêm túc trong công việc, đặc biệt trong việc giữ đúng giờ và lịch làm việc. Du học sinh nên cố gắng quan sát và học hỏi cách làm từ những người xung quanh.

Để có thể đi làm thêm, du học sinh cần xin phép Cục Quản lý nhập cảnh tại địa phương mình. Để nhận được giấy phép tham gia các hoạt động ngoài mục đích đã được cấp là du học, du học sinh cần mang theo hộ chiếu, thẻ đăng ký người nước ngoài và giấy chứng nhận của trường. Mẫu đơn xin có tại tất cả các Văn phòng của Cục Quản lý nhập cảnh.

Qui định về thời gian làm thêm: Du học sinh chính qui tại các trường Đại học (bậc Đại học và sau Đại học), Cao đẳng, trung cấp: Tối đa 28 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); Nghiên cứu sinh hoặc du học sinh dự thính: Tối đa 14 giờ/tuần (8 giờ/ngày trong các kỳ nghỉ dài ngày); SV dự bị Đại học: Tối đa 4 giờ/ngày.

Nghĩa vụ nộp Thuế: Du học sinh có thể sẽ bị trừ thuế từ phần thu nhập của mình (Đây cũng là một trong các điều kiện cần xác minh). Phía thuê người sẽ trích lại phần thuế thu nhập và đóng thay và báo cho du học sinh biết. Du học sinh có thể nhận được nhiều giấy báo như vậy nếu làm nhiều công việc trong một năm nhưng mức thuế thu nhập cuối cùng sẽ được tính trên tổng thu nhập của du học sinh trong năm đó, thường thấp hơn tổng số tiền du học sinh đã đóng.

Cuối năm, du học sinh có trách nhiệm điền vào mẫu thuế để điều chỉnh. Mẫu này thường do văn phòng thuế tại địa phương gửi đến du học sinh. Số tiền thuế vượt trội sẽ được hoàn trả lại cho du học sinh. Nếu du học sinh có thu nhập tương đối cao, nên tìm hiểu cách tính thuế và cách điền mẫu.

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 14 »
 22/01/2014 03:32 CH(Lượt truy cập: 33610)
Du học Nhật - Vừa học vừa làm

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế. Do đó, chi phí học tập, sinh hoạt được xếp vào hàng đắt đỏ khiến nhiều bạn trẻ có nguyện vọng du học Nhật Bản e ngại khi chọn xứ sở hoa anh đào để nâng cao kiến thức học vấn.

 21/01/2014 05:40 CH(Lượt truy cập: 30999)
Những lưu ý đối với du học sinh Nhật Bản

Giữa hai quốc gia nhất định có sự khác nhau về văn hóa và pháp luật. Nhập gia thì phải tùy tục. Nhìn thì có thế thấy đơn giản nhưng thực tế  lại không hề dễ dàng. Tuy nhiên đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống du học ở Nhật Bản.

 21/01/2014 05:16 CH(Lượt truy cập: 31383)
Một số chú ý khi đi du học Nhật Bản

Rất nhiều học sinh, sinh viên cả nước đang bước vào những ngày học đầu tiên của năm học mới thì nhiều bạn trẻ cũng đang rục rịch chuẩn bị hành trang lên đường du học. Có không ít bạn cảm thấy lo lắng khi phải bắt đầu cuộc sống tự lập ở một đất nước xa lạ. Trước khi đi du học, các bạn cần tìm hiểu thông tin về trường sẽ nhập học để đi du học. Sau đây là một số điều cần thiết để các bạn chuẩn bị khi xa nhà đi du học. 

 21/01/2014 04:51 CH(Lượt truy cập: 29267)
Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật Bản

Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Kinh nghiệm lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Nhật Bản

Sau đây chúng ta hãy cùng theo dõi đôi dòng tâm sự của bạn An (du học sinh Nhât Bản đến từ thành phố Hồ Chí Minh).

 20/01/2014 04:59 CH(Lượt truy cập: 33058)
Làm Thêm Khi Đi Du Học Nhật Bản

Cuộc sống của lưu học sinh, hầu như ở tất cả  các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở.

 20/01/2014 04:34 CH(Lượt truy cập: 32566)
Thông tin về việc làm tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản: Đối với du học sinh Việt Nam, sau khi sang Nhật, những công việc phổ biến thường làm là: các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít sinh viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…


 20/01/2014 03:43 CH(Lượt truy cập: 33491)
Cách Tìm Kiếm Việc Làm Tại Nhật

Khi công dân nước ngoài tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản, hãy liên hệ với Phòng Bảo Hiểm Lao Động Công Cộng (gọi tắt là PESO).

 18/01/2014 02:50 CH(Lượt truy cập: 30601)
Kinh nghiệm: Các bước trong quá trình tìm việc

Tiếp theo hai bài viết chung của anh Lê Thanh Hoàng, chúng tôi xin phép đăng bài viết của anh Lê Hải Đoàn, viết về kinh nghiệm xin việc của mình. Bài viết đầu tiên giới thiệu chung về các bước xin việc năm 2005. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, bạn sẽ có thể tham khảo được những đánh giá rất sát với thực tế. 

 18/01/2014 01:07 CH(Lượt truy cập: 31711)
Kinh nghiệm: Quá trình xin việc của tôi

Tiếp theo loạt bài TÌM VIỆC TẠI NHẬT, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn tham gia JOBFAIR, chúng tôi tiếp tục giới thiệu bài viết của anh Tạ Duy Thắng, người vừa trải qua quá trình tìm việc và đã nhận được naitei. Xin mời các bạn tham khảo các kinh nghiệm rất hay của anh Thắng để chuẩn bị tham gia Jobfair một cách hiệu quả nhất.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Thông tin về việc làm tại Nhật Bản Rating: 5 out of 10 32566.
Core Version: 1.8.0.0