Bookmark and Share

Học cách giao tiếp trong công sở của người Nhật

10/01/2014 01:19 CH (Lượt truy cập: 36014)

Văn hóa công sở hiện nay được xem là một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hóa công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như Honda, Toyota, Missushita…Vâỵ chúng ta sẽ học được gì ở cách giao tiếp trong công sở của người Nhật? Bài viết này sẽ phần nào cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất:

Thường thì cứ vào tháng tư hàng năm, các công ty Nhật lại tiếp nhận nhiều nhân viên mới, sau đó tiến hành bước đầu tiên cho việc đào tạo thành nhân viên thật sự của công ty kèm theo nhiều quy định chặt chẽ, có thể dạy nhân viên mới cách ứng xử qua những công việc hàng ngày như pha trà, quét dọn,… cũng có những công ty có cách giáo dục mang sắc thái riêng của công ty mình. Các công ty dù lớn hay nhỏ cũng ban hành rất nhiều quy định cụ thể từ cách quyết định vấn đề, phạm vi trách nhiệm,quyền hạn, cách thực thi cho đến đạo đức của một nhân viên, giờ làm việc, trang phục, cách ứng xử giao tiếp với khách, v.v.


Các kiểu cúi người khi chào:

Cúi người cũng là tập quán đặc biệt của người Nhật. Có ba kiểu cúi người khi đang đứng, phân chia căn cứ vào mức độ quan hệ giữa bản thân người chào và người đối diện, vào địa điểm, thời gian và hoàn cảnh. Trước hết là kiểu “chào nhẹ” khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Thứ hai là kiểu “chào bình thường”, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu “chào lễ phép”, cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một khách trịnh trọng. Không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và hơi gập người ở chỗ thắt lưng mới đúng. Cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau, nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước người.

Cách ứng xử qua điện thoại.

Các công ty Nhật Bản có quan điểm cho rằng cách ứng xử qua điện thoại của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, có khi còn ảnh hưởng đến sự thành bại trong công việc. Khi có điện thoại đến, phải cầm máy ngay trong vòng một, hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Trường hợp nếu bận công việc mà sau ba tiếng chuông mới nhấc máy thì câu nói đầu tiên là xin lỗi. Khi gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian của người nghe, thậm chí cần phải ghi những điều cần nói trước khi bấm số.

Coi trọng hình thức.

Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người, nhất là trong môi trường kinh doanh. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và của công ty. Trong việc giáo dục, đào tạo nhân viên, có công ty còn chú ý đến việc hướng dẫn chi tiết từ trang phục đến cách để đầu tóc, móng tay. Phương châm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức, sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung.

Thái độ làm việc.

Nhân viên luôn phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Bởi vậy nhiều người Nhật có thói quen vặn nhanh đồng hồ đeo tay vài phút. Việc giữ đúng hẹn còn thể hiện qua cách hẹn điện thoại trước, đến cơ quan đúng giờ, giao hàng cho khách đúng thời gian quy định. Trong khi làm việc, nhân viên trong công ty Nhật hay dùng chữ “chúng tôi” hơn là “tôi”, người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Trong cách ứng xử với sếp, có thể ở Nhật, sự phân cấp giữa nhân viên và sếp là một trong những điều nổi tiếng điển hình cho văn hoá công sở Nhật Bản, nhân viên phải chú ý từ cách thức nói chuyện, cúi chào, đến ăn uống….

Danh thiếp rất được coi trọng khi chào hỏi làm quen lần đầu.

Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét vào túi, mà phải cẩn thận cho vào sổ danh thiếp, còn lúc đang nói chuyện thì phải tạm đặt nó lên bàn.

Ngoài ra, để bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của người khác, vào mùa hè và mùa đông trong năm, người Nhật có tập quán bày tỏ dưới hình thức tặng quà giữa năm (chugen) và quà tặng cuối năm (seibo) giữa các cá nhân và các công ty với nhau.

Cách ứng xử khôn khéo, mềm mỏng, lịch sự trong công việc phối hợp với tập quán tốt đã giúp người Nhật có những thành công tuyệt vời trong kinh doanh. Các bạn đã học tập được những gì từ cách ứng xử đó? Chúc các bạn có được phong cách giao tiếp chuyên nghiệp!

Nhật Bản Today

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 3 ... 14 »
Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ nhập học tháng 7 năm 2018

Công ty TNHH tư vấn du học Sài Gòn (SOEC) xin gửi lời chào trân trọng nhất.

Chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong suốt thời gian vừa qua. 

Công ty xin trân trọng thông báo đến tất cả các bạn có nguyện vọng đi du học Nhật Bản kỳ tuyển sinh nhập học tháng 7 năm 2018 như sau.

 13/01/2014 01:28 CH(Lượt truy cập: 41949)
Thời gian và địa điểm thi TOPJ năm 2018 tại Việt Nam

Các đợt thi TOPJ năm 2018, thời gian và địa điểm đăng ký thi TOPJ năm 2018. Thông tin về thời gian, địa điểm, lệ phí của kỳ thi tiếng Nhật TOPJ tại Việt Nam năm 2018.

.

 13/01/2014 01:03 CH(Lượt truy cập: 45882)
Thời gian và địa điểm thi Nat test 2018

Thông tin về thời gian và địa điểm kì thi Nat test 2018 tại Việt Nam, các bạn muốn đăng ký thì Nat test vui lòng xem chi tiết bên dưới nhé. Thông tin về lịch thi NAT- test 2018. Địa điểm, lệ phí và lịch thi NAT- test 2018 tại Việt Nam .

 13/01/2014 12:04 CH(Lượt truy cập: 47449)
Lịch thi Năng Lực Nhật Ngữ (JLPT) năm 2018

Để tạo điều kiện cho đông đảo học viên muốn khẳng định năng lực và được xác nhận trình độ bằng một chứng chỉ Nhật ngữ có giá trị quốc tế. Hằng năm Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản và trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức kỳ thi cấp “Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ”.

 19/01/2018 07:11 CH(Lượt truy cập: 32135)
Làm thế nào để hòa nhập văn hóa khi đi du học Nhật Bản?

Các bạn du học sinh còn khá bỡ ngỡ ở một môi trường học tập xa lạ, có thể các bạn còn bị “sốc” với văn hóa của con người và cuộc sống ở Nhật Bản. 

Trường phổ thông Nhật tiến cử học sinh xuất sắc vào đại học

Trường THPT ở Nhật Bản có thể giới thiệu cho các đại học những sinh viên xuất sắc, có kết quả học tập cao, thành tích nổi bật. Số lượng học sinh được tiến cử thường rất ít.

Cơ hội học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng tại Nhật

Nhật Bản vừa cho phép người lao động nước ngoài có trình độ y tá hoặc làm việc như điều dưỡng viên tại tư gia bên Nhật. Quyết định này đã mở ra cơ hội việc làm cho nhiều người. 

 18/01/2018 07:13 CH(Lượt truy cập: 30900)
Nhật Bản đến và yêu

Mặc dù là cây viết tay ngang nhưng tác giả Dương Linh đã chinh phục người đọc bằng lối viết đơn giản, nhiệt thành trong cuốn sách đầu tay về du học Nhật Bản.

 17/01/2018 07:28 CH(Lượt truy cập: 30182)
'3.000 ngày với nước Nhật' và lời khuyên trước khi du học
Cuốn sách như một hành trang bổ ích với những kinh nghiệm sống từ chính tác giả dành cho những bạn trẻ đã, đang và sẽ lên đường học tập, làm việc tại xứ sở mặt trời mọc.
 17/01/2018 07:18 CH(Lượt truy cập: 32129)
Cuốn cẩm nang khi tới Nhật Bản du học

Với mong muốn tiếp lửa cho ước mơ du học Nhật của nhiều bạn trẻ ở Việt Nam, tác giả Phi Hoa đã ghi lại tất cả những khoảnh khắc đáng nhớ của mình ở xứ sở mặt trời mọc với bạn đọc. 

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang 1 2 3 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Học cách giao tiếp trong công sở của người Nhật Rating: 5 out of 10 36014.
Core Version: 1.8.0.0