Bookmark and Share

Những điều thực tế cần biết khi du học Nhật Bản

16/01/2014 12:45 CH (Lượt truy cập: 39879)

Nhật Bản là một đất nước có rất nhiều nét văn hóa lý thú. Nếu bạn đang nuôi ý định du học Nhật, không nên bỏ qua những thực tế cần biết khi sống tại đây để có bước chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho chuyến đi du học sắp tới.

1. Nước máy tại Nhật có thể uống ngay. Vì không như Việt Nam, hệ thống lọc nước máy của Nhật rất khoa học và bảo đảm. Tuy nhiên, phần lớn người Nhật cho rằng nước máy không ngon và họ thường mua nước tinh khiết đóng chai.

2. Nhật Bản hầu như không mất điện. Tôi du học ở Nhật trên 8 năm mà chỉ mất điện 1 lần trong 1 phút!

3. Mỗi khi bạn đi tàu mà có thông báo "人身事故" (jinshin jiko = nhân thân sự cố) thì gần như chắc chắn đã có người nhảy tàu tự sát. Và đây là điều thường xuyên xảy ra tại Nhật.

4. Tỷ lệ tự sát ở Nhật là cao nhất trong các nước phát triển (30 / 100.000 dân), khoảng 30 ngàn người một năm. Lý do tự sát: Trầm cảm, bế tắc. Nhật Bản không phải là nước dẫn đầu về tự sát. Quán quân là Nga và sau đó là một số nước Đông Âu. Nhật chỉ dẫn đầu trong nhóm nước tư bản phát triển cao mà thôi.

5. Trái hồng (柿 kaki) tại Nhật có thể ăn ngay, rất ngon và hoàn toàn không chát và không cần ngâm như hồng Việt Nam. Có nhiều giống hồng với hình dáng quả và vị ngon khác nhau. Nhiều nhà Nhật trồng hồng trong vườn nhưng hoàn toàn không ăn mà để rụng hết. Lý do: Họ sợ không an toàn thực phẩm!

6. Nhật Bản là quốc gia duy nhất bạn không lo đói, kể cả giữa đêm khuya: Các quán ăn như Matsuya, Yoshinoya,... mở cửa 24 giờ, các cửa hàng tiện lợi (kombini) và một số siêu thị cũng mở cửa 24 giờ, 365 ngày một năm. Bạn có thể đi ăn vào lúc 3 giờ sáng! Rất nhiều thanh niên Nhật sống về đêm: Nhiều người đến các quán ăn vào 3, 4 giờ sáng

7. Nhật Bản là nước an toàn nhất trên thế giới: Bạn có thể đi dạo vào giữa đêm khuya trên một con đường vắng. Người Nhật có thói quen lịch sự là đi cách xa bạn (hoặc lùi sau hẳn, hoặc tiến lên hắn) để không làm bạn lo lắng về sự an toàn cá nhân. Khi vượt ngang nhau họ cũng đánh vòng rất xa để tránh gây phiền về tâm lý cho bạn.

8. Người Nhật mê truyện tranh, bất kể tuổi tác. Lý do: Đi tàu chẳng biết làm gì ngoài đọc truyện tranh giết thời gian.

9. Phần lớn người Nhật sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại: Họ đi bộ ra ga, lên tàu, xuống tàu ra khỏi ga và đi bộ tới trường hoặc nơi làm. Tàu điện tại Nhật chính xác từng phút. Điều này khác châu Âu hay Mỹ và tất nhiên là cả tàu hỏa của Việt Nam chúng ta (nơi tàu điện/ tàu hỏa có thể đến trễ hoặc bỏ chuyến). Một ngày trung bình người Nhật dành 1 giờ đến 3 giờ ngồi trên tàu để đi học và đi làm.

10. Một nhân viên công ty của Nhật thường ở công ty từ 10 tiếng tới 16 tiếng một ngày. Lý do: Người Nhật rất e ngại nếu về trước cấp trên.

11. Không khí tại Nhật rất trong lành. So với các thành phố lớn của Trung Quốc hay Việt Nam thì Nhật Bản là thiên đường về không khí sạch. Ở Nhật, bạn không lo về vấn đề nhà vệ sinh: Chỉ cần vào bất cứ siêu thị thực phẩm, siêu thị điện máy hay trung tâm thương mại là sẽ có. Ở Nhật không thiếu các công viên để các bạn nghỉ ngơi, thư giãn. Trong mọi khu dân cư đều có công viên.

12. Có những người đàn ông Nhật mặc com lê, thắt cà vạt rất lịch sự, tay xách cặp đi làm nhưng ra công viên ngồi cả ngày. Họ là những người thất nghiệp và không muốn mất mặt với gia đình.

13. Người Nhật không xin ăn. Nếu không có gì ăn họ sẽ đi lượm lon bán ve chai, ngủ trong thùng các tông, kiếm thức ăn thừa từ các cửa hàng tiện lợi, quán ăn (moi túi rác).

14. Ức hiếp (ijime) là vấn đề lớn của xã hội Nhật. Họ vẫn đang tìm mọi cách bài trừ. Lý do: Người Nhật cảm thấy mất danh dự khi bị ijime nên thường giấu diếm và không phản kháng. Ở Việt Nam thì ngược lại: Trả thù ngay và đến đâu thì đến, gây ra những vụ án lãng xẹt thường chỉ từ cái nhìn đểu và lời thách thức. Ức hiếp (ijime) không phải là anh A ijime chị B, chị B ijime cậu C, mà là tất cả hùa vào ijime một người yếu nhất. Bí quyết để chống lại ijime: Chơi tới bến và tới đâu thì tới. Hung thủ sẽ thường tới xin lỗi và giảng hòa với bạn. Thú thực với các bạn là tôi chưa bao giờ là nạn nhân của ijime vì tôi là người Việt Nam nên dù ở bất kỳ vị thế nào vì tôi là người hay sôi máu trước những bất công, ngang trái!

15. Cảnh sát Nhật rất lịch sự và thân thiện. Có lẽ cảnh sát Nhật là những người mẫn cán và mẫu mực nhất thế giới. Khác hẳn cảnh sát Mỹ: Hống hách, ưa bạo lực. Cảnh sát Nhật thường đi tuần trên xe đạp màu trắng. Nếu bạn, qua cách ăn mặc hay vẻ mặt, tỏ ra là người nước ngoài thì có thể thỉnh thoảng bạn sẽ bị cảnh sát Nhật hỏi giấy tờ. Mục đích: Các vụ ăn cắp xe đạp vẫn diễn ra, họ kiểm tra xem xe bạn có hợp pháp không.

16. Xe đạp ở Nhật có thể dựng ở siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, nếu bạn để vào những chỗ cấm để xe, xe bạn có thể bị hốt. Khi bạn mua xe đạp ở Nhật, cửa hàng xe đạp sẽ làm "Đăng ký chống mất cắp" (防犯登録 bouhan touroku = phòng phạm đăng lục) cho bạn với giá 500 yên. Xe bạn sẽ được dán một mã số với thông tin bạn đăng ký. Bạn có thể không làm cũng được. Nếu bạn không "Đăng ký chống mất cắp" cho xe đạp của bạn, khi xe của bạn bị mất, bị hốt do để sai chỗ thì bạn sẽ khó tìm lại được. Ngoài ra, nếu bạn có đăng ký thì khi cảnh sát chặn lại họ sẽ dễ dàng gọi về trung tâm để xác minh đó là xe của bạn. Nếu xe bạn bị hốt do để sai chỗ, một giấy báo sẽ gửi về địa chỉ đăng ký (khi bạn làm "Đăng ký chống mất cắp") của bạn. Bạn đến địa chỉ lưu xe cùng với giấy tờ tùy thân và nộp phạt (3000 yên/xe) rồi lấy xe về. Nếu bạn không có giấy báo (do đã chuyển địa chỉ chẳng hạn) thì lên mạng tra xem khu vực bạn để xe sẽ bị hốt về bãi xe nào và đến đó tìm.

17. Có cần nhiều tiền để sống tại Nhật Bản không? Chi phí du học Nhật Bản có đắt không? Câu trả lời là "không". Ở Nhật, ngay cả khi bạn du học tại Tokyo bạn vẫn có thể chi tiêu tiết kiệm. Cụ thể bạn có thể thuê nhà 25,000 yên và tự nấu ăn, tổng chi phí không quá 45,000 yên/tháng. Bạn chỉ cần làm 12 giờ/tuần để có số tiền này.

18. Động đất nhẹ (rung lắc) xảy ra thường xuyên tại Nhật. Bạn sẽ thấy nhà cửa rung lắc. Lúc đầu thì sợ nhưng sau sẽ quen dần! (Nhật Bản xảy ra vài trăm vụ động đất nhỏ hàng năm, phần lớn không cảm nhận được.) Mọi người thường nghĩ rằng Nhật Bản dự báo được động đất nhưng sự thực không phải như vậy. Cơ quan chống động đất chỉ thông báo trên ti vi ngay sau khi ghi nhận được chấn động xảy ra. Họ sẽ thông báo tâm chấn ở đâu, độ rung lắc là bao nhiêu và có nguy cơ sóng thần hay không. Tokyo được dự báo sẽ có động đất lớn (đại động đất Kanto) trong vòng 30 năm. Đây là kết quả dựa trên mô phỏng và tính toán địa chất. Tuy nhiên, những động đất lớn gần đây đã làm thay đổi ước tính xuống còn 7 năm. Người Nhật đang ráo riết chống thiệt hại cho Tokyo khi động đất xảy ra và tìm cách chuyển thủ đô ra vùng khác.


Du học tại Nhật, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa vô cùng lý thú của đất nước này.

19. Nhà cửa ở Nhật đều thiết kế chống động đất. Nhà dân chống động đất bằng nhà gỗ và các hệ thống neo, móc. Các tòa nhà cao tầng là nơi có thiết kế chống động đất tốt nhất. Ở Nhật không bao giờ có nhà lắp ghép tấm bê tông hay nhà gạch vì lý do động đất. Khi có động đất nên chui xuống gầm bàn hoặc nấp vào chỗ an toàn. Việc chạy ra ngoài rất nguy hiểm vì nhiều thứ sẽ rơi vào người bạn và làm bạn bị thương. Thực tế này trái với suy nghĩ của nhiều người là phải chạy ra ngoài chỗ trống ngay. Cách bạn nên làm: Nấp vào đâu đó, nếu có chăn thì trùm lên để tránh bị vật rơi, khi cơn động đất mạnh đã qua đi thì mới tìm đường ra ngoài. Bạn nên mở sẵn cửa và tắt ga nếu có thể khi động đất xảy ra. Động đất không trực tiếp gây ra nhiều cái chết như nhiều người nghĩ. Thực tế là số người chết vì nguyên nhân trực tiếp không nhiều, mà chết vì cháy, ngạt do nổ ga hay bị vùi lấp.

20. Nhật Bản là xã hội thẳng đứng (縦社会 tate shakai), theo nghĩa là người đi trước (先輩 sempai = tiên bối) có quyền tuyệt đối với người đi sau (後輩 kouhai = hậu bối): Kouhai phải tôn trọng, lễ phép và làm theo chỉ dạy của sempai. Điều này ở mọi nơi, từ trường Đại học, Công ty, chỗ làm thêm, câu lạc bộ,... Thế nào cũng sẽ có người xưng là sempai và đòi nhảy lên đầu lên cổ bạn!

21. Các thành phố lớn của Nhật dùng hệ thống đường ống dẫn ga gọi là "ga thành phố" (都市ガス toshi gasu = đô thị gas) nối trực tiếp đến nhà dân mà không dùng bình. Ở vùng nông thôn thì dùng bình gọi là LP gas (LPガス = eeru pii gasu) nhưng công ty sẽ kiểm tra và thay thường xuyên mà không làm phiền bạn. Khi mua bếp ga, bạn phải kiểm tra cẩn thận xem nhà bạn dùng toshi gasu hay LP gasu vì nếu mua sai sẽ phí tiền đó.

22. Yakuza (ヤクザ, xã hội đen) hoạt động hợp pháp tại Nhật Bản. Họ chuyên đòi nợ thuê, bảo kê các khu ăn chơi. Họ cũng có văn phòng, sơ đồ tổ chức, khu vực hoạt động và tất cả đều phải đăng ký với cảnh sát. Yakuza Nhật Bản sẽ không tấn công dân thường vì làm như vậy sẽ mất danh dự và bị cảnh sát sờ gáy. Bạn sẽ chỉ gặp rắc rối khi đi vui chơi mà quỵt tiền, hay quậy phá gây ảnh hưởng đến công việc làm ăn của các khu đó. Những người đứng đầu Yakuza Nhật có thể là những người khá dễ mến và trọng danh dự.

23. Nhật Bản là Nhà nước Pháp quyền, trong đó mọi người đều tuân thủ tuyệt đối pháp luật. Các cơ quan hành chính của Nhật không hề có nhũng nhiễu, hạch sách. Tất cả đều làm việc chuyên cần, mẫn cán và lịch sự. Đó là đức tính trọng danh dự và trách nhiệm của người Nhật.

24. Nhật Bản rất ít trộm cắp. Trong 8 năm ở Nhật tôi không hề khóa cửa nhà! Nếu bạn có lỡ để quên máy tính, ví tiền, đồ đạc trên tàu điện, thư viện, nơi công cộng, ... thì hầu như bạn sẽ tìm lại được. Lý do: Nhật Bản có tầng lớp trung lưu lớn, đồ và hàng hóa không phải thứ có giá trị lớn và cũng không có nơi tiêu thụ, việc làm thêm để kiếm sống ở Nhật khá dễ dàng,....

25. Người nước ngoài có những đường dây ăn trộm và tiêu thụ đồ ăn trộm tại Nhật Bản: Họ đánh xe đi trộm cắp tại các siêu thị và bán lại (thường cho người nước ngoài). Akihabara là thiên đường đồ điện tử nằm ở trung tâm Tokyo và nổi danh khắp Nhật Bản. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, đồ điện tử ở Akihabara không hề rẻ! Bạn muốn mua rẻ thì nên mua trên mạng qua trang kakaku.com. Akihabara chỉ dành cho khách du lịch mua hàng là chính. Ngoài ra, Akihabara chính là thánh địa của tầng lớp otaku.

Thủ tục du học

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 5 6 7 8 9 ... 14 »
 16/02/2014 03:33 CH(Lượt truy cập: 43795)
Tự kiếm tiền du học Nhật Bản

2 giờ sáng, Bùi Thị Lương Duyên (19 tuổi, Trường Nhật ngữ Akamonkai, Tokyo) đạp xe tới tiệm phát báo Asahi tại Nishigahara (quận Kita) cách nhà gần 2 km.

 15/02/2014 03:11 CH(Lượt truy cập: 42413)
Những công việc làm thêm khi du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản đang là một đề tài được nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm. Hẳn là cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản sẽ có rất nhiều điều thú vị, mới lạ, mà chắc hẳn các bạn trẻ đang dự định du học Nhật Bản rất muốn tìm hiểu. Trong số những thắc mắc này phải kể tới công việc làm thêm. Sinh viên đi làm thêm ở Nhật Bản có như ở trong nước không?

 15/02/2014 02:30 CH(Lượt truy cập: 41268)
Làm thêm trong khuôn viên nhà trường khi du học Nhật Bản

Ngoài những công việc làm thêm bên ngoài khi đi du học Nhật Bản ra, sinh viên còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách tham gia các hoạt động tại các phòng, ban, các khoa hay tại phòng thí nghiệm trong nhà trường học. Công việc làm thêm trong nhà trường cũng phải tuân theo qui định của Nhật Bản: phải có giấy phép làm thêm (giấy phép tham gia các hoạt động ngoài giờ học), tổng thời gian cho các công việc làm thêm bên ngoài và trong khuôn viên nhà trường không quá 28 giờ/tuần hoặc không quá 8 giờ/ngày đối với các kỳ nghỉ dài.

 13/02/2014 04:55 CH(Lượt truy cập: 43720)
Chương trình du học Nhật Bản EJU

Nhật Bản là nước có dân số già, công nghiệp phát triển. Đây là hai lý do khiến Nhật đang cần tài năng trẻ từ các nước đến học tập và làm việc. Cụ thể, chính phủ Nhật đã đề xuất đề án Global 30, nhằm tuyển chọn sinh viên quốc tế vào học ở 13 trường đại học tốt nhất của Nhật. Chương trình dự án này cấp nhiều học bổng toàn phần cho học sinh Việt Nam, đào tạo bằng tiếng Anh. Một yêu cầu quan trọng của quá trình chuẩn bị hồ sơ là kết quả thi EJU. Đây là kỳ thi Toán và Khoa học được thực hiện ở các nước, trong đó có Việt Nam nhằm đánh giá năng lực học tập các môn Toán và khoa học, làm cơ sở để xét tuyển đại học.

 13/02/2014 03:44 CH(Lượt truy cập: 43071)
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Nhật Bản

Nhật Bản hiện có khoảng 700 trường đại học, với ba loại quốc lập, công lập (các trường do chính quyền địa phương thành lập) và dân lập. Hầu hết các trường đại học đều yêu cầu du học sinh phải dự thi đầu vào tại Nhật Bản là kỳ thi du học Nhật Bản (Examination for Japanese University Admission for International Students - EJU) hoặc kỳ thi Năng lực Nhật ngữ.

 12/02/2014 12:49 CH(Lượt truy cập: 43489)
Kinh nghiệm đi du học Nhật Bản

Với con số 80% sinh viên ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp đã nói nên bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật Bản làm việc.

 23/01/2014 05:10 CH(Lượt truy cập: 42815)
Một số trường Đại học danh tiếng ở Nhật Bản

Khảo sát của tạp chí "Times Higher Education" được thực hiện theo 13 tiêu chí, trong đó có nghiên cứu, giảng dạy và quan điểm quốc tế. Khảo sát được tiến hành đối với 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước ở khu vực Trung Á và Trung Đông, tạp chí cho biết Nhật Bản là một quốc gia có nhiều trường trong danh sách 100 trường đại học tốt nhất Châu Á với 22 trường và trường Đại học Tokyo đứng ở vị trí quán quân.

 23/01/2014 02:44 CH(Lượt truy cập: 44956)
Cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Sinh sống và học tập tại Nhật Bản quả thật không dễ dàng như tại các nước sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự đồng điệu về văn hóa, sự thân thiện của mọi người và nhất là cuộc sống tự lập tại một đất nước phát triển thật sự đã đem lại cho các bạn sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản quãng thời gian đầy ý nghĩa.

 22/01/2014 06:01 CH(Lượt truy cập: 45779)
Kỷ niệm từ chuyến đi Nhật Bản

Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Narita, từ cửa sổ nơi ghế ngồi có thể nhìn thấy một thành phố bé nhỏ đang dần hiện rõ dưới lớp mây mờ, một niềm vui tột độ tràn ngập trong tôi và từ tận đáy lòng tôi dường như muốn hét lên rằng: “Đến rồi! Nhật Bản kia rồi!”

 22/01/2014 05:02 CH(Lượt truy cập: 47284)
Đi du học Nhật - vừa học vừa làm có nên không?

Ngày càng có nhiều bạn thích đi du học ở Nhật Bản, tính đến tháng 4/2012 số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật đã là 1.228, con số này năm 2013 sẽ tăng gấp nhiều lần (chưa có số liệu thống kê). Trước khi đi nhiều bạn đến trung tâm tư vấn du học Nhật Bản vẫn đặt ra những câu hỏi như : Khi sang bên đó thì có kiếm ngay được việc làm thêm không?. Tìm trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín ở đâu? hay đi du học rồi vừa học vừa làm có nên hay không? chúng tôi xin chia sẻ đôi điều như sau.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 5 6 7 8 9 ... 14 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Những điều thực tế cần biết khi du học Nhật Bản Rating: 5 out of 10 39879.
Core Version: 1.8.0.0