Bookmark and Share

Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật

11/01/2014 12:05 CH (Lượt truy cập: 38672)

Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật.

1. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp trường trung cấp chuyên nghiệp 

Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp chuyên nghiệp,bạn có thể có một vài lựa chọn như: ở lại Nhật đi làm,tiếp tục học lên hoặc về nước.

Tháng 7 năm 1977,chính phủ Nhật Bản đã xem xét lại con đường đi tiếp của sinh viên tốt nghiệp trường Trung cấp chuyên nghiệp, và nới lỏng điều kiện để du học sinh có thể tiếp tục học hoặc làm việc ở Nhật Bản.

Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp chuyên nghiệp, nếu bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như : “Kỹ thuật”, “Nhân văn – xã hội,quốc tế” và nội dung công việc liên quan đến kiến thức đã học ở trường, bạn có thể được phép chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Du học” sang “Làm việc”.

Ngoài ra, LHS có thể học lên đại học, nếu các môn học ở Trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến nội dung sẽ học ở bậc đại học. Tuy nhiên, những sinh viên không có vấn đề gì về tư cách lưu trú có thể được học lên đại học, bất kể các môn học ở Trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến nội dung sẽ học ở bậc đại học hay không. 

Từ năm 1999, những sinh viên đã hoàn thành khóa đào tạo trên 2 năm và có tổng số giờ học trên1700 giờ, được phép tham gia kỳ thi tuyển vào đại học ở Nhật. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo này, LHS được cấp bằng “Cán bộ chuyên môn” và được công nhận có đủ điều kiện thi vào đại học. 

Từ năm 2006, những sinh viên được cấp bằng “Cán bộ chuyên môn” cũng được coi là thí sinh có đủ điều kiện tham gia thi tuyển vào Hệ cao học.

Sau khi tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, những sinh viên có nguyện vọng làm việc tại Nhật Bản, trước kỳ học mới cần phải hỏi kỹ cán bộ phụ trách tuyển dụng của trường xem trong trường hợp bạn tìm đượccông việc sử dụng kiến thức chuyên môn đã học thì tư cách lưu trú lúc này có tương đương với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật Bản hay không? Đồng thời, bạn cũng nên hỏi thử các sinh viên khóa trên hiện tại đang làm việc ở Nhật về công việc cũng như tư cách lưu trú của họ để nắm bắt thông tin cần thiết. 

Sau khi tốt nghiệp, nếu muốn ở lại làm việc bạn phải xin phép Cục xuất nhập cảnh với thời hạn dài nhất là1 năm (6 tháng ×2 lần ).       

2. Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng

Sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng bạn có thể ở lại Nhật đi làm, tiếp tục học, hay về nước.

Nếu muốn theo đuổi sự nghiệp học hành, bạn có thể tham gia kỳ thi tuyển từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học. Còn ngược lại, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng, nếu bạn tìm được một công việc phù hợp liên quan đến các ngành nghề tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật như “Kỹ thuật”, “Nghiệp vụ quốc tế-tri thức nhân văn” và nội dung công việc có liên quan đến kiến thức đã học ở trường, bạn có thể được chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Du học” sang “Làm việc”.

Sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng nếu muốn ở lại làm việc bạn phải xin phép Cục xuất nhập cảnh vớithời hạn dài nhất là 1 năm (6 tháng ×2 lần). 

Ngoài ra, trong vòng 180 ngày kể từ khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao học những sinh viên muốn thành lập công ty và tiến hành kinh doanh ở Nhật Bản, có nguyện vọng làm đơn xin chuyển đổi tư cách lưu trú hiện tại sang tư cách lưu trú “Đầu tư- kinh doanh”, thìcó thể được cấp tư cách lưu trú ngắn hạn (tối đa là 180ngày).       

3. Tình hình việc làm của LHS và thủ tục xin chuyển đổi tư cách lưu trú  

(1) Tình hình việc làm của LHS

- Tình hình việc làm của LHS hiện nay ra sao?

Theo thống kê năm 2010 (điều tra của Bộ Tư pháp,bảng 1), số người chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Duhọc” sang tư cách lưu trú “Làm việc” (Kỹ thuật vànghiệp vụ quốc tế-tri thức nhân văn) là 7.831 người,tăng 18,3% so với con số 9.584 người của năm trước.

Cụ thể, nếu phân chia theo trình độ học vấn (biểuđồ 2) thì trong đó có 3.313 người có trình độ đại học (42,3%), 2.734 người có trình độ sau đại học (34,9%), 1.391 người tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp(17,8%) 

Phân loại theo từng ngành nghề (Bảng 3), có 1.738người (22,2%) đang làm việc trong ngành sản xuất (cơ khí, điện lực, thực phẩm, thiết bị vận tải, dệt may), 6.093 người (77,8%) làm việc ở các ngành phi sản xuất (thương mại mậu dịch, máy tính, giáo dục, bảo hiểmtài chính, du lịch…)

Về nội dung công việc cụ thể như sau: Nhiều nhất là “Biên phiên dịch” 3.247 người, chiếm 41,5%. Tiếp theo đến “Kinh doanh - buôn bán” 702 người chiếm 9,0%; “Làm việc ở nước ngoài” 331 người, 4,2%; “Giáo dục” 264 người, 3,4%. (Biểu đồ 4)

Điều đáng chú ý là nơi LHS làm việc chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô dưới 100 người (57,9%). Có thể nói điều này chứng tỏ sự khó khăn trong tuyển dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


(2) Thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Du học” sang tư cách lưu trú được phép làm việc tại Nhật “Kỹ thuật”, “Tri thức nhân văn - nghiệp vụ quốc tế”


Khi làm việc tại Nhật Bản, LHS cần phải chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Du học”, sang tư cách lưu trú được phép đi làm “Kỹ thuật”, “Tri thức nhân văn - nghiệp vụ quốc tế”

LHS đã hoàn thành khóa học tại Trường trung cấp chuyên nghiệp và được cấp bằng “Cán bộ chuyên môn” muốn chuyển đổi tư cách lưu trú từ “Du học”, sang tư cách lưu trú được phép đi làm tại Nhật thì cần phải thỏa mãn yêu cầu sau là công việc tương ứng với tư cách lưu trú được phép làm việc “Kỹ thuật”, “Tri thức nhân văn - nghiệp vụ quốc tế” và nội dung công việc liên quan nhiều với chuyên môn đã học ở trường.

(3) Năng lực mà các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu ở LHS

Nhìn chung, những năng lực này giống với những yêu cầu đối với nhân viên người Nhật, tuy nhiên tùy thuộc vào lý do tuyển dụng mà kỹ năng doanh nghiệp yêu cầu với LHS ít nhiều có sự khác nhau.

- Năng lực ngôn ngữ

Hầu hết các doanh nghiệp đều đòi hỏi năng lực tiếng Nhật tốt. Đặc biệt, khi tuyển dụng nhân viên chính thức làm việc tại Nhật thì yêu cầu tiếng Nhật lưu loát tương đương với người bản xứ, trừ những ngành kỹ thuật. Kể cả trong trường hợp tuyển dụng LHS vào làm tại các chi nhánh ở nước ngoài, các doanh nghiệp cũng luôn mong muốn những người này có năng lực tiếng Nhật tốt để làm cầu nối với công ty mẹ. Trường hợp tuyển dụng để phái cử đi công tác ở nước ngoài, ngoài tiếng mẹ đẻ và tiếng Nhật, cần thông thạo cả tiếng Anh để thuận lợi hơn trong công tác.

- Khả năng thích ứng với môi trường văn hóa khác nhau.

 Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng việc bạn có hiểu được cách làm việc cũng như suy nghĩ của người Nhật hay không, có năng lực thích ứng để tiếp nhận những điều đó hay không.

- Kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

Khi làm việc cho các công ty Nhật Bản, kỹ năng và kiến thức chuyên môn được đào tạo ở trường đại học, cao đẳng là những yêu cầu không thể thiếu. Tuy nhiên, mức độ yêu cầu cũng khác nhau tùy theo từng doanh nghiệp.

Nhật Bản Today

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 6 ... 14 »
 29/04/2014 11:10 SA(Lượt truy cập: 47645)
Học bổng của Chính phủ Nhật Bản năm 2015

Bộ Giáo Dục - Đào Tạo thông báo tuyển ứng viên đi học sau Đại Học, Đại Học, Cao Đẳng tại Nhật Bản cho niên khóa 2015.

 28/04/2014 12:28 CH(Lượt truy cập: 45894)
Các yếu tố để chọn trường tiếng Nhật dự bị

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. 

Tiếng Nhật trở thành lợi thế giúp lí lịch xin việc của bạn nổi trội

Xin việc - đối với các bạn du học sinh - chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Đặc biệt là xin việc tại đất nước Nhật Bản nơi ngôn ngữ, văn hóa của mình không phải là lợi thế, thì xin việc lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy đừng đợi chờ đến mùa xin việc, hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc ngay từ bây giờ!

Du học sinh tìm việc tại Nhật Bản – Đối thủ cạnh tranh không chỉ là du học sinh

Số lượng sinh viên nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản ngày càng tăng lên và đã vượt qua con số 120 ngàn người. Thế nhưng thị trường tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp tại Nhật Bản vẫn rất khắc khe và mang tính cạnh tranh cao, nên những du học sinh muốn tìm được công việc mong muốn tại Nhật Bản không phải là công việc đơn giản. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn bài phỏng vấn ông Tan Yutaka đại diện văn phòng pháp vụ về những điểm các du học sinh cần lưu ý khi đi xin việc tai Nhật Bản.

 24/04/2014 04:35 CH(Lượt truy cập: 45783)
Kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật

Giống như các kì thi kiểm tra trình độ tiếng Anh Toefl hay Toeic, kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật do Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản tổ chức nhằm để đánh giá trình độ tiếng Nhật của những người không nói tiếng Nhật với đối tượng hướng đến tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Du học Nhật Bản, những thông tin hữu ích về công việc làm thêm

Theo kết quả điều tra của Tổ chức hỗ trợ học sinh Nhật Bản (JASSO) thì hiện có khoản 76% trên tổng số lưu học sinh tại Nhật Bản đi làm thêm. Trong đó, công việc ở các quán ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, còn lại là công việc bán hàng ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, gia sư, dịch vụ vận chuyển, và các công việc có liên quan đến chuyên môn v.v. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết khi tìm việc làm thêm cũng như đi làm thêm tại Nhật Bản.

 15/04/2014 10:22 SA(Lượt truy cập: 46773)
Chuẩn bị gì để học cao học tại Nhật Bản?

Theo TS Trương Quang Đăng Khoa - phó chủ nhiệm, trưởng ban giáo dục CLB Cựu sinh viên du học Nhật Bản (JUACH): Điều quan trọng nhất khi xin học cao học tại Nhật Bản là bạn chuẩn bị đề cương (hướng) nghiên cứu và tìm kiếm giáo sư chấp nhận hướng nghiên cứu này.

 11/04/2014 12:05 CH(Lượt truy cập: 44086)
Cách tìm việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, tuy nhiên việc làm lâu dài dành cho sinh viên nước ngoài khi đi du học Nhật Bản là không nhiều. Một cách khác là theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên nước ngoài (Center for Domestic and Foreign Students), văn phòng việc làm (Hello Work) tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Nếu bạn chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo để liên hệ và đi cùng. 

 10/04/2014 09:26 SA(Lượt truy cập: 44213)
Công việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

Cuộc sống của du học sinh, hầu như ở tất cả các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành và sinh hoạt, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở và trên lớp học.

 09/04/2014 01:21 CH(Lượt truy cập: 45985)
Những thuận lợi khi đi du học Nhật Bản

Khi đi du học Nhật Bản, ngoài những khó khăn về chi phí học tập và sinh hoạt, ngôn ngữ tiếng Nhật, thủ tục du học Nhật Bản. Các bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến những thuận lợi nhất định khi di du học Nhật Bản.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 6 ... 14 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật Rating: 5 out of 10 38672.
Core Version: 1.8.0.0