Bookmark and Share

Chuẩn bị cho hoạt động tìm việc làm ở Nhật Bản

15/03/2014 04:16 CH (Lượt truy cập: 31920)

Nội dung của hoạt động tìm việc làm về cơ bản tương tự như của người Nhật. Đó là dùng nhiều cách thức khác nhau để tìm hiểu về ngành nghề, công ty bạn muốn xin việc và liên hệ với những công ty bạn quan tâm. Chúng ta hãy bắt đầu thực hiện những nội dung sau đây khoảng hơn 1 năm trước khi tốt nghiệp. 

CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG TÌM VIỆC LÀM

Thu thập thông tin về ngành nghề và công ty muốn xin việc

Hãy thu thập thông tin của các công ty có tuyển dụng du học sinh ở các trường đào tạo chuyên ngành và các công ty bạn quan tâm. Tự bản thân phân tích đặc trưng và tiềm năng của mỗi công ty dựa trên những thông tin đã thu thập được. Thu thập thông tin công ty là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể hiểu rõ động lực và niềm đam mê của bản thân, và nhận thấy công ty có phù hợp với mình hay không.

*Sử dụng internet*

Internet rất có ích trong hoạt động tìm việc làm. Hãy truy cập vào trang chủ công ty, tra cứu thông tin đăng tải và thông tin tuyển dụng. Thông tin sẽ luôn được cập nhật và thay đổi về nội dung đăng tải, nên bạn phải thường xuyên kiểm tra trang chủ của những công ty mình quan tâm. Nếu cần yêu cầu tài liệu về công ty hay liên hệ bằng email, nên lưu ý là không được sử dụng cách viết email cho bạn bè, mà phải sử dụng văn phong tiếng Nhật thương mại.

*Gọi điện thoại*

Khi cần yêu cầu tài liệu về công ty, nếu không có những quy định đặc biệt thì có thể yêu cầu qua điện thoại. Do công ty rất bận rộn, nên tránh gọi điện thoại ngay sau thời gian bắt đầu làm việc và ngay trước thời gian làm việc, hoặc trước và sau giờ nghỉ trưa (trước và sau 12 giờ - 13 giờ).

*Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí*

Để tìm hiểu về ngành nghề và công ty bạn quan tâm, hãy đọc các tạp chí thông tin việc làm, tạp chí chuyên ngành, báo, v.v… Các cuộc thi tuyển dụng thường hỏi về những vấn đề liên quan đến thời sự, nên bạn cần phải kiểm tra thông tin trên báo chí một cách đều đặn. 

Đến tìm hiểu công ty và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước

Hãy trao đổi thông tin với bậc đàn anh/chị ở cùng trường đào tạo chuyên ngành hoặc cùng quốc tịch với bạn. Việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước là một cách hiệu quả để hiểu rõ tình hình thực tế của công ty - những điều không được nêu trong phần giới thiệu về công ty. Trước khi đến tìm hiểu, hãy liên lạc trước bằng thư từ hoặc điện thoại, v.v… và chỉ đến tìm hiểu sau khi đã nhận được sự xác nhận về cuộc hẹn dự định từ phía đối tượng. Nếu gọi điện thoại, cần lưu ý là phải sử dụng ngôn từ và thời gian gọi tương tự như gọi điện thoại khi cần yêu cầu tài liệu về công ty. Khi đến tìm hiểu, nên mặc đồ vest và trừ hao cả thời gian bị trễ xe điện, v.v… Ngoài ra, cũng có những công ty yêu cầu phải nộp các giấy tờ cần thiết khi đến tìm hiểu, nên bạn cần phải xác nhận trước vấn đề này.

► Đặt câu hỏi cho bậc đàn anh/chị

Động cơ làm việc cho công ty Nhật Bản, cách tiến hành hoạt động tìm việc làm và những điểm lưu ý, những câu hỏi trong phỏng vấn, công việc hiện tại, những vấn đề khó khăn gặp phải sau khi đã được tuyển dụng, v.v… 

Tham gia các buổi giới thiệu về công ty và hội thảo

Tích cực tham gia các buổi giới thiệu về công ty hay hội thảo việc làm, v.v... Đây là cơ hội tốt để bạn gặp gỡ nhiều công ty, trò chuyện trực tiếp với những người phụ trách, tìm hiểu xem công ty đang cần nguồn nhân lực như thế nào, v.v… Cần phải thường xuyên kiểm tra thông tin về các sự kiện, các buổi giới thiệu về công ty của những công ty bạn quan tâm hoặc những thông tin liên quan trên các trang web thông tin việc làm, v.v... Tốt nhất bạn nên mặc đồ vest và mang theo nhiều bản sơ yếu lý lịch để nộp khi được yêu cầu. 

Viết sơ yếu lý lịch/đơn xin việc và ứng tuyển

Khi ứng tuyển, cần phải hoàn tất sơ yếu lý lịch và đơn xin việc. Chúng ta ai cũng đều muốn thể hiện nguyện vọng tìm việc và những biểu hiện tốt, nhưng không được viết nội dung sai sự thật. Nếu không có quy định đặc biệt nào khác trong bản sơ yếu lý lịch, thì sử dụng mẫu của Nhật Bản bán trên thị trường. Đơn xin việc là loại giấy tờ do từng công ty chuẩn bị riêng, gồm sơ yếu lý lịch hay bản tự giới thiệu, đơn ứng tuyển có thêm các câu hỏi thi viết đơn thuần.

*Sơ yếu lý lịch*

Sơ yếu lý lịch là công cụ đầu tiên để tạo sức hút cho bản thân. Đây cũng là bước đầu tiên để người phụ trách tuyển dụng của công ty tuyển chọn hồ sơ. Vì bạn sẽ ứng tuyển cùng lúc với nhiều công ty, nên cần chuẩn bị nhiều bản sơ yếu lý lịch để thuận tiện trong việc xin việc làm.

► Những điểm lưu ý về cách viết sơ yếu lý lịch

  • Tốt nhất là nên viết tay. Cần phải viết cẩn thận sao cho dễ đọc và không được viết sai hoặc viết sót.

  • Hình thẻ dán trong sơ yếu lý lịch phải là hình mặc đồ vest và được chụp ở tiệm chụp hình.

  • Quá trình học vấn được viết từ thời điểm kết thúc chương trình giáo dục phổ cập bắt buộc, cho đến thời gian học tại trường đào tạo chuyên ngành, gồm cả khoa và ngành theo học.

  • Nếu có kinh nghiệm làm việc, tốt hơn là viết cả tên công ty, bộ phận trực thuộc, thời gian làm việc tại công ty và nội dung công việc cụ thể.

  • Viết bằng cấp và chứng chỉ, v.v… theo trình tự thời gian được cấp và không cần phải ghi những bằng cấp, chứng chỉ không liên quan đến công việc. Tuy nhiên, nên ghi rõ những bằng cấp, chứng chỉ đó được sử dụng trong phạm vi quốc tế hay chỉ trong Nhật Bản.

  • Tích cực tạo sức hút cho bản thân khi nói về động cơ xin việc hay nguyện vọng của bản thân, v.v…

  • Trước khi nộp hồ sơ vào công ty, nên nhờ giáo viên ở trường kiểm tra lại.

  • Cho sơ yếu lý lịch đã hoàn tất vào một phong bì và ghi là "Sơ yếu lý lịch".

*Đơn xin việc*
Đa phần được sử dụng để tuyển chọn bước đầu thay cho sơ yếu lý lịch. Có thể yêu cầu đơn xin việc của từng công ty trên trang chủ của công ty hoặc qua điện thoại, email, v.v…

► Những điểm lưu ý

  • Nộp đơn đúng thời hạn.

  • Viết cẩn thận, ngay ngắn, tương tự như viết sơ yếu lý lịch.

  • Kiểm tra cả khả năng viết văn bản. Viết câu trả lời chính xác và ngắn gọn đối với phần câu hỏi.

Tham dự cuộc thi tuyển dụng và phỏng vấn

Ngoài phỏng vấn và kiểm tra lực học, cũng có các công ty thực hiện kiểm tra năng khiếu và phán đoán tính cách, v.v... Tùy theo công ty mà có nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau, có thể là 1 người phỏng vấn 1 người, hoặc phỏng vấn theo nhóm, v.v… Kết quả tuyển dụng sẽ không được quyết định qua 1 lần phỏng vấn và nội dung phỏng vấn sẽ ở mức độ cao hơn qua nhiều lần phỏng vấn. Cũng có khi bạn sẽ bị hỏi những câu liên quan đến sơ yếu lý lịch và đơn xin việc, nên bạn cần phải nhớ những gì mình đã viết.

► Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn

  • Tại sao bạn đi du học Nhật Bản?

  • Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty Nhật Bản?

  • Tại sao bạn chọn công ty này? (Động cơ xin việc)

  • Bạn muốn làm công việc như thế nào?

  • Bạn có mong muốn gì trong tương lai, chẳng hạn như số năm làm việc tại Nhật Bản, hoặc muốn bổ nhiệm vào làm việc cho công ty liên kết, v.v…?

  • Lĩnh vực chuyên môn và chuyên ngành của bạn ở trường đào tạo chuyên ngành là gì?

  • Xin hãy cho biết về kinh nghiệm làm việc của bạn trước đây. Nếu đất nước của bạn có chế độ nghĩa vụ quân sự, xin hãy cho biết thời gian bạn nhập ngũ.

  • Trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh của bạn?

  • Tin tức nào bạn quan tâm gần đây nhất?

  • Sở thích của bạn là gì?

  • Xin hãy tự giới thiệu về bản thân.

Buổi phỏng vấn sẽ rất căng thẳng, nhưng dù bạn có nói sai tiếng Nhật một chút thì cũng đừng quên thể hiện khuôn mặt tươi cười và hãy nhìn thẳng vào người phỏng vấn mà trả lời.

Thông báo về quyết định không chính thức

Sau khi tham dự cuộc thi tuyển dụng và phỏng vấn, bạn sẽ phải chờ câu trả lời để biết rằng mình có được tuyển dụng hay không. Thời gian thông báo sẽ khác nhau tùy theo công ty, nhưng cũng có công ty cho biết ngày thông báo kết quả khi phỏng vấn.

Nếu nhận được quyết định không chính thức từ phía công ty, bạn cần phải trả lời quyết định đó. Khi nhận quyết định không chính thức, trước khi trả lời, bạn cần phải xác nhận lại những điểm chưa rõ ràng hay những điểm còn bận tâm, hoặc chế độ đãi ngộ sau khi vào làm ở công ty, v.v… Nếu vẫn giữ ý định vào làm ở công ty thì hãy nhanh chóng liên lạc với công ty. Trường hợp từ chối quyết định không chính thức này, bạn cần phải gọi điện thoại từ chối và viết cả thư từ chối. Bạn nên bày tỏ thái độ chân thành đối với công ty đã công nhận bạn và đưa ra quyết định không chính thức, và không được tỏ thái độ không còn liên quan gì nữa.

asiajobfair.net

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 6 ... 14 »
 29/04/2014 11:10 SA(Lượt truy cập: 35583)
Học bổng của Chính phủ Nhật Bản năm 2015

Bộ Giáo Dục - Đào Tạo thông báo tuyển ứng viên đi học sau Đại Học, Đại Học, Cao Đẳng tại Nhật Bản cho niên khóa 2015.

 28/04/2014 12:28 CH(Lượt truy cập: 32898)
Các yếu tố để chọn trường tiếng Nhật dự bị

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. 

Tiếng Nhật trở thành lợi thế giúp lí lịch xin việc của bạn nổi trội

Xin việc - đối với các bạn du học sinh - chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Đặc biệt là xin việc tại đất nước Nhật Bản nơi ngôn ngữ, văn hóa của mình không phải là lợi thế, thì xin việc lại trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy đừng đợi chờ đến mùa xin việc, hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc ngay từ bây giờ!

Du học sinh tìm việc tại Nhật Bản – Đối thủ cạnh tranh không chỉ là du học sinh

Số lượng sinh viên nước ngoài đang học tập tại Nhật Bản ngày càng tăng lên và đã vượt qua con số 120 ngàn người. Thế nhưng thị trường tuyển dụng sinh viên vừa tốt nghiệp tại Nhật Bản vẫn rất khắc khe và mang tính cạnh tranh cao, nên những du học sinh muốn tìm được công việc mong muốn tại Nhật Bản không phải là công việc đơn giản. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn bài phỏng vấn ông Tan Yutaka đại diện văn phòng pháp vụ về những điểm các du học sinh cần lưu ý khi đi xin việc tai Nhật Bản.

 24/04/2014 04:35 CH(Lượt truy cập: 33726)
Kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật

Giống như các kì thi kiểm tra trình độ tiếng Anh Toefl hay Toeic, kì thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật do Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản tổ chức nhằm để đánh giá trình độ tiếng Nhật của những người không nói tiếng Nhật với đối tượng hướng đến tất cả mọi người trên toàn thế giới.

Du học Nhật Bản, những thông tin hữu ích về công việc làm thêm

Theo kết quả điều tra của Tổ chức hỗ trợ học sinh Nhật Bản (JASSO) thì hiện có khoản 76% trên tổng số lưu học sinh tại Nhật Bản đi làm thêm. Trong đó, công việc ở các quán ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, còn lại là công việc bán hàng ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, gia sư, dịch vụ vận chuyển, và các công việc có liên quan đến chuyên môn v.v. Dưới đây là một vài thông tin cần thiết khi tìm việc làm thêm cũng như đi làm thêm tại Nhật Bản.

 15/04/2014 10:22 SA(Lượt truy cập: 33888)
Chuẩn bị gì để học cao học tại Nhật Bản?

Theo TS Trương Quang Đăng Khoa - phó chủ nhiệm, trưởng ban giáo dục CLB Cựu sinh viên du học Nhật Bản (JUACH): Điều quan trọng nhất khi xin học cao học tại Nhật Bản là bạn chuẩn bị đề cương (hướng) nghiên cứu và tìm kiếm giáo sư chấp nhận hướng nghiên cứu này.

 11/04/2014 12:05 CH(Lượt truy cập: 32665)
Cách tìm việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

Tìm việc thông qua sự giới thiệu của trường cũng là một cách phổ biến, tuy nhiên việc làm lâu dài dành cho sinh viên nước ngoài khi đi du học Nhật Bản là không nhiều. Một cách khác là theo dõi thông tin qua trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên nước ngoài (Center for Domestic and Foreign Students), văn phòng việc làm (Hello Work) tại địa phương mặc dù hướng đến đối tượng là người Nhật, nhưng cũng giới thiệu việc làm cho người nước ngoài. Nếu bạn chưa đủ tự tin về tiếng Nhật của mình, nên nhờ một người tương đối thông thạo để liên hệ và đi cùng. 

 10/04/2014 09:26 SA(Lượt truy cập: 32890)
Công việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

Cuộc sống của du học sinh, hầu như ở tất cả các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành và sinh hoạt, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở và trên lớp học.

 09/04/2014 01:21 CH(Lượt truy cập: 33873)
Những thuận lợi khi đi du học Nhật Bản

Khi đi du học Nhật Bản, ngoài những khó khăn về chi phí học tập và sinh hoạt, ngôn ngữ tiếng Nhật, thủ tục du học Nhật Bản. Các bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến những thuận lợi nhất định khi di du học Nhật Bản.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 6 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Chuẩn bị cho hoạt động tìm việc làm ở Nhật Bản Rating: 5 out of 10 31920.
Core Version: 1.8.0.0