Bookmark and Share

Lựa chọn con đường sau khi du học Nhật Bản

28/03/2014 12:19 CH (Lượt truy cập: 32767)

Lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp cần được hiểu là bước đi đầu tiên để hình thành sự nghiệp. Cùng với gia đình, sự nghiệp – theo nghĩa là tất cả các hoạt động xã hội – là một giá trị sống quan trọng. Vì vậy, đặt quyết định trên những giá trị đích thực sẽ đúng đắn hơn là những giá trị phổ biến hoặc những suy nghĩ thiên về cảm tính. 

1. Những con đường sau tốt nghiệp

Bài toán hậu tốt nghiệp luôn là nỗi trăn trở của những sinh viên du học Nhật Bản do không tồn tại một đáp án chung cho tất cả mọi người. Với những sinh viên nhận học bổng của chính phủ, nhất là những người đi từ một cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước và đã cam kết trở về thì đương nhiên không thể tự do lựa chọn. Nhưng với những sinh viên khác thì điều may mắn và cũng là điều… bất hạnh của họ lúc này là có quá nhiều lựa chọn khi so sánh với những thế hệ đàn anh hay những người cùng thời đang học trong nước và tại nhiều nước khác. Một sinh viên tốt nghiệp một khoá học đại học hoặc sau đại học tại Nhật Bản hoàn toàn có thể:

1. Tiếp tục học lên bậc học cao hơn để rồi theo đuổi con đường khoa học tại một trường hay viện nghiên cứu của Nhật Bản hoặc một nước tiên tiến khác.

2. Làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia tại Nhật Bản, tiếp xúc với môi trường làm việc quốc tế và công nghệ hiện đại.

3. Gây dựng quan hệ và uy tín tại một công ty có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam làm bàn đạp cho một kế hoạch lâu dài hơn.

4. Trở về nước làm việc với những lợi thế rõ ràng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Nếu bạn không bị ràng buộc và có thể hoàn toàn tự do quyết định, đâu là con đường bạn sẽ chọn cho mình?

Thông thường, với một sinh viên sắp ra trường, độ rủi ro tăng dần từ trên xuống. Môi trường đại học hay viện nghiên cứu là cái tổ ấm rất khó rời. Đầu quân cho một công ty lớn mang lại sự bình yên ít nhất cho cả chục năm trước mắt. Còn làm cầu nối về Việt Nam đương nhiên là vẫn chắc chân hơn dứt áo trở về.

Nhưng phải chăng rủi ro là yếu tố quyết định khi lựa chọn?

2. Đi tìm một cái đích

Phần lớn chúng ta sẽ trả lời “không” với câu hỏi trên mà đưa ra một tiêu chí khác. Một trong những quan điểm khá phổ biến lấy “lòng yêu nước” làm tiêu chí lựa chọn. Người theo quan điểm này thường cho rằng sinh viên du học sau khi tốt nghiệp cần trở về để xây dựng đất nước. Nghe có vẻ xuôi tai nhưng rất có thể lại hàm chứa ngộ nhận bởi còn quá trừu tượng. Giả sử như định nghĩa xây dựng đất nước là góp phần đưa Việt Nam đến cái đích trở thành một quốc gia “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” thì điều đó còn xa mới đủ căn cứ cho quyết định trở về. Cách nghĩ thực dụng theo kiểu “qui ra thóc” cũng tương đối phổ biến nhưng chỉ thế thôi thì không đủ thuyết phục cho lựa chọn ở lại làm việc tại nước ngoài.


Lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp cần được hiểu là bước đi đầu tiên để hình thành sự nghiệp. Cùng với gia đình, sự nghiệp – theo nghĩa là tất cả các hoạt động xã hội – là một giá trị sống quan trọng. Vì vậy, đặt quyết định trên những giá trị đích thực sẽ đúng đắn hơn là những giá trị phổ biến hoặc những suy nghĩ thiên về cảm tính.

Vậy sự nghiệp mang lại cho chúng ta những giá trị gì? Nói cách khác, đâu là cái đích cuối cùng của sự nghiệp?

Mục đích sự nghiệp của mỗi người một khác nhưng có thể gom vào 3 cái đích chính:

1. Được làm những cái mình thích, được khẳng định và tự hoàn thiện mình.
2. Được đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội, được công nhận và tôn vinh.
3. Được đãi ngộ vật chất xứng đáng với những đóng góp của mình.

Sự khác biệt nằm ở tỷ trọng của mỗi cái đích trong mỗi người. Sẽ không khó khăn lắm để biết được mình thực sự muốn gì nếu bạn chịu khó suy nghĩ. Có thể bắt đầu bằng cách mường tượng ra hình ảnh của chính mình sau 10 năm và đi tìm lý do đằng sau hình ảnh đó… Bạn sẽ nhận biết được đâu là giá trị mà mình muốn đạt tới.

3. Và một con đường

Tiếp theo cần phải lựa chọn cho mình một con đường. Nếu như bạn có được một cái đích nổi bật cho mình thì xem ra bài toán trở nên rất đơn giản. Dường như người trọng cái đích thứ nhất sẽ hướng đến một công việc chuyên môn, điển hình là làm khoa học. Cái đích thứ hai dẫn ta tới các công việc chính trị xã hội, trong khi kinh doanh là con đường nhanh nhất đưa đến cái đích thứ ba. Những mục đích còn lại có thể đạt được như hệ quả của một lựa chọn phù hợp với bạn. Sau 5 đến 10 năm, chắc chắn con người bạn sẽ thay đổi và khi đó bạn có thể định hướng lại. Một nhà khoa học có thể thành công trong kinh doanh, cũng như một doanh nhân thành đạt sẽ được tôn vinh nhờ những đóng góp xã hội.

Điều đáng lưu ý là khi nhìn vào một bước đường dài thì khả năng, vị thế hay điều kiện khách quan là thứ yếu vì đều là những yếu tố bạn có thể tự trang bị cho mình. Tập trung trước hết vào mục đích và sau đó tin vào cơ hội, bạn sẽ thành công.

4. Trở lại bước đi đầu tiên

Khi đã xác định hướng đi của mình, lựa chọn cho bước đi đầu tiên sẽ không còn là bài toán quá phức tạp.

Nếu bạn theo con đường khoa học hoặc đi sâu vào chuyên môn, lựa chọn thứ nhất là hợp lý do đây là công việc đòi hỏi sự tập trung cao và vì thế cần một môi trường được đầu tư đầy đủ. Một môi trường như vậy khó có thể tìm thấy ở Việt Nam trong những năm trước mắt.

Nếu bạn muốn làm chính trị thì đương nhiên là nên trở về sau khi có bằng cấp trong tay rồi tiến thân theo ngạch công chức vì ít nhất thì đây cũng là lựa chọn duy nhất trong cả thập kỷ nữa. Lựa chọn thứ tư dành cho bạn.

Còn nếu bạn muốn theo con đường kinh doanh, tôi cho rằng lựa chọn thứ ba là khôn ngoan, trong khi lựa chọn thứ hai có thể được dùng như một giải pháp tình thế. Nếu như bạn đi theo con đường này, điểm mấu chốt là xác định điểm dừng. Theo tôi, khi bạn thấy mình không có nhiều thứ hay ho để bổ sung vào lý lịch sau một năm làm việc, bạn nên tìm một công việc khác cho mình.

VYSAJP

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 4 5 6 7 8 ... 14 »
 15/03/2014 04:16 CH(Lượt truy cập: 31939)
Chuẩn bị cho hoạt động tìm việc làm ở Nhật Bản

Nội dung của hoạt động tìm việc làm về cơ bản tương tự như của người Nhật. Đó là dùng nhiều cách thức khác nhau để tìm hiểu về ngành nghề, công ty bạn muốn xin việc và liên hệ với những công ty bạn quan tâm. Chúng ta hãy bắt đầu thực hiện những nội dung sau đây khoảng hơn 1 năm trước khi tốt nghiệp. 

Lịch phỏng vấn trực tiếp với đại diện các Trường Nhật ngữ

Công Ty TNHH Tư Vấn Du Học Sài Gòn kính mời quý phụ huynh và các em học sinh quan tâm đến gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện của các trường Nhật ngữ cho kỳ nhập học tháng 7 và tháng 10 năm 2014.

 27/02/2014 09:00 SA(Lượt truy cập: 29869)
Những hành trang không thể thiếu khi du học Nhật

Lúc chuẩn bị hành lý du học Nhật Bản mình cũng rối lắm, không biết nên hay không nên đem gì sang. Nhưng không đem thì lại lo, thôi thì tâm lý “cứ đem đi cho chắc ăn”. Qua đến nơi mới “lòi” ra là nhiều thứ không cần hoặc bên này bán đầy thì lại đem qua! Mình ghi lại kinh nghiệm để các bạn tham khảo, tránh rơi vào trường hợp “nuối tiếc” như mình.

Hãy biết dấn thân hơn với những gì có thể khi du học Nhật

Xu hướng của các nhà tuyển dụng hiện nay đối với các bạn đã từng đi du học Nhật Bản không chỉ căn cứ vào kết quả học tập, mà còn căn cứ vào kinh nghiệm, sự năng động của ứng viên trong suốt quá trình học tập tại Nhật Bản. 

 25/02/2014 10:45 SA(Lượt truy cập: 30877)
Du học Nhật - Cơ hội vừa học vừa làm

Lợi ích của việc vừa học vừa làm khi đi du học Nhật Bản là giúp các du học sinh có thêm khả năng giao tiếp với người Nhật đồng thời tăng thu nhập để trang trải học phí, sinh hoạt phí hàng ngày. 

 23/02/2014 01:31 CH(Lượt truy cập: 34377)
Bí quyết học tiếng Nhật
“Học tiếng Nhật có 2 điều khó nhất đó là học chữ Hán và Ngữ pháp. Chữ Hán thì phải luyện tập thường xuyên. Còn Ngữ pháp thì cần chia các vấn đề ra để học. Và điều quan trọng nhất là phải cố gắng tập trung cao độ để ghi nhớ, áp dụng vào thực tế”
 22/02/2014 12:31 CH(Lượt truy cập: 31509)
Công việc làm thêm khi đi du học Nhật, tại sao không?

Làm thêm khi đi du học Nhật Bản là điều mà bất cứ du học sinh nào cũng muốn thực hiện. Nó không chỉ giúp các bạn có thêm tiền trang trải cuộc sống sinh hoạt, trau dồi vốn ngoại ngữ tiếng Nhật mà còn trang bị thêm nhiều kĩ năng sống mà trên giảng đường không ai dạy bạn cả. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tìm được một công việc làm thêm hợp lí mà lại lương cao đồng thời đảm bảo được sức khỏe và thời gian học tập lại là cả một vấn đề không hề đơn giản.

 20/02/2014 03:38 CH(Lượt truy cập: 33047)
Kỳ thi du học Nhật năm 2014

Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản phối hợp với Khoa Tiếng Nhật trường Đại học Ngoại Thương tổ chức kỳ thi du học Nhật Bản năm 2014.

 20/02/2014 02:36 CH(Lượt truy cập: 33754)
Lời mời du học Nhật 2014

Học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT) là học bổng Du học Nhật Bản giá trị nhất từ Chính phủ Nhật Bản. Đây là học bổng toàn phần, bao gồm học phí, chi phí ăn ở và vé máy bay khứ hồi dành cho các sinh viên xuất sắc.

 18/02/2014 04:17 CH(Lượt truy cập: 31584)
Đúc kết những kinh nghiệm du học Nhật Bản

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao du học Nhật Bản lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến vậy chưa? Bạn đã bao giờ tự hỏi những khó khăn và thuận lợi khi du học Nhật Bản là gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi hành trang mang theo khi đi du học Nhật Bản gồm những gì? Và bạn đã bao giờ tự hỏi có những kinh nghiệm du học Nhật Bản nào?

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 4 5 6 7 8 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Lựa chọn con đường sau khi du học Nhật Bản Rating: 5 out of 10 32767.
Core Version: 1.8.0.0