Bookmark and Share

Để cân bằng việc Học – Làm – Vui chơi khi du học

30/12/2013 10:42 SA (Lượt truy cập: 28994)

Du học là để học, hỏi và nghiên cứu nhằm có thêm kiến thức, kỹ năng tốt cho bản thân cũng như hình thành thái độ tốt trước nhiều việc. Tuy nhiên, du học không chỉ là học ở giảng đường mà còn cần làm, nên đi nhiều nơi để học thêm, mở rộng tầm hiểu biết. Vậy, làm sao để “cân bằng” việc học, công việc làm thêm cũng như đi du lịch khi mà thời gian một ngày chỉ có 24 giờ?

1. Học: Đây là “nhiệm vụ trọng tâm” cho những ai đi du học. Học để có kiến thức, hình thành được những kỹ năng cho nghề nghiệp trong tương lai, nâng cao được khả năng sử dụng ngoại ngữ và dễ dàng hơn trong việc “ứng cử” vào các vị trí việc làm.

Việc học ở môi trường nước ngoài tất nhiên là không dễ dàng, nhất là trong thời gian đầu khi chưa làm quen với phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng như khả năng ngoại ngữ còn hạn chế. Bên cạnh đó là những thói quen cũ trong học tập từ khi còn ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng để kết quả học tập cũng như nghiên cứu khi mới sang nước ngoài.


Điều đầu tiên là bạn cần có những người định hướng trong học tập, giúp đỡ trong từng môn, giảng giải từng nội dung và chính giảng viên cũng như người hỗ trợ sinh viên (Tutor) sẽ làm việc này chứ không ai khác. “Không thầy đố mày làm nên” mà. Nhưng, thời gian lên lớp cho 1 môn học hay một Seminar thường không nhiều và việc còn lại, thời gian còn lại là ở bạn “xử lý” nó.

Đừng quên việc hỏi bạn nhé. Hỏi tức là bạn đã có những suy nghĩ cho một vấn đề nào đó nhưng chưa hiểu. Nên hỏi càng nhiều càng tốt và cố gắng tiếp cận giảng viên, bạn học để hỏi. Bạn hỏi nhiều thì bạn sẽ biết nhiều và cũng “vỡ” ra nhiều điều mà bạn tưởng như đã rõ nhưng thực tế thì vẫn còn khá mơ hồ.

Và quan trọng nhất là tự học. Trong một môi trường tự do, đề cao tính tự lập nhưng nếu thiếu người “giám sát” như ở Việt Nam thì nhiều bạn cũng dễ dàng “trượt dốc”. Tự học vì các bạn đi du học phần lớn đã qua tuổi trưởng thành nên không thể quản lý và nhắc nhở như học sinh tiểu học được. Thời gian tự học không thiếu, môi trường để tự học cũng rất nhiều và bạn nên hình thành thói quen đó ngay từ khi vừa sang nước ngoài.

2. Làm: Ở đây chính là làm thêm. Phần lớn những ai đi du học đều quan tâm đến vấn đề này. Làm thêm để có ít thù lao nhằm trang trải cho việc học ở nước ngoài nhiều tốn kém hoặc để có tiền và đi du lịch đó đây. Tất cả đều rất đáng trân trọng.

Khi làm thêm, dù là công việc bán thời gian ở các tiệm ăn, nhà hàng hay những công việc ở trường thì đều đem lại những trải nghiệm và thêm nhiều kiến thức, hiểu biết cho mỗi người mà trong giáo trình, sách vở không có.

Điều quan trọng là bạn cần sắp xếp hợp lý để việc làm không ảnh hưởng nhiều đến việc học và cũng đừng quá ham làm thêm mà quên đi sức khỏe của bản thân cũng như “nhiệm vụ hàng đầu” khi đi du học. Nên làm vào cuối tuần hoặc vào những kỳ nghỉ vì thời gian đó, việc học không phải là áp lực nhiều.

3. Chơi: Sinh viên học ở đâu và đến từ nước nào thì ngoài giờ học, nghiên cứu cũng muốn có thời gian để đi du lịch, tham quan cảnh đẹp cũng như ghi lại những khoảnh khắc của một thời tuổi trẻ. Bạn cũng vậy, đúng không nào?

Đi du lịch với bạn bè cùng nhóm, đi tham quan một mình, dạo phố lúc về đêm, vào những dịp lễ hội hay về các vùng quê,… thì tất cả đều có thể bổ sung kiến thức cho chính bạn. Ở các nước phát triển thì việc đi lại càng dễ dàng hơn, nhiều nước thuộc liên minh châu Âu chẳng hạn thì chỉ cần bạn có Visa của 1 nước thành viên là có thể “lên đường”.

Bên cạnh đó, để làm quen với văn hóa nơi bạn sinh sống và học tập cũng như các nước lân cận thì không chỉ đi du lịch mà bạn cũng nên tham gia các lễ hội tại địa phương cũng như tại trường. Nhiều trường có những ngày như “Ngày sinh viên châu Á” hay “Ngày sinh viên châu Phi” và bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội để hiểu về văn hóa, ẩm thực nước ngoài.

Học, làm và chơi sẽ bổ sung kiến thức cho nhau và giúp bạn trưởng thành hơn qua nhiều việc như vậy. Để “dung hòa” những việc như vậy, bạn cần có 1 lịch trình rõ ràng. Thời gian sẽ không chờ đợi vì vậy bạn đừng để vuột mất những cơ hội có được vì nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn ngay cả ở hiện tại cũng như trong tương lai.

Nguyễn Quốc Vỹ

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 11 12 13 14 »
 03/12/2013 12:04 CH(Lượt truy cập: 27375)
Thông tin tổng quát về các trường Nhật Bản

Nhật Bản có 5 loại trường học chủ yếu sau đây: đại học, cao học (chương trình thạc sĩ và tiến sĩ), đại học ngắn hạn, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp.

 02/12/2013 01:38 CH(Lượt truy cập: 34574)
Tuyển sinh du học Nhật Bản

Công ty TNHH tư vấn du học Sài Gòn là một trong những công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản là đơn vị tổ chức chuyên nghiệp dịch vụ du học Nhật Bản tại Việt Nam và vẫn phục vụ Nhật Bản là thị trường duy nhất cho đến nay, tiếp nối thành công trong những năm vừa qua, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ từ tư vấn chọn trường, dịch thuật kiểm tra hồ sơ du học, các bản tin du học với rất nhiều các thông tin và lời khuyên hữu ích cho hành trang du học cũng như hỗ trợ toàn diện về mọi mặt trong suốt quá trình du học Nhật Bản với tâm niệm phương châm của mình là Thân thiện – Nhiệt tình – Tận tâm – Trách nhiệm.

 26/10/2013 10:25 SA(Lượt truy cập: 47288)
Học bổng du học Nhật Bản

Có hai hình thức săn học bổng du học Nhật Bản, xét theo thời gian, đó là: học bổng trước khi đi sang Nhật Bản và hình thức thứ hai là sau khi sang Nhật Bản du học.

 25/10/2013 12:41 SA(Lượt truy cập: 28057)
Người khiến sinh viên Nhật phải ghen tị

Đó là anh chàng đạt học bổng Mext (hay Monbusho) dành cho bậc đại học ở Nhật Bản, là học bổng hiện nay được nhiều sinh viên Việt Nam săn đón nhất. Ngoài việc được đài thọ toàn bộ chi phí học tập, mỗi tháng, sinh viên được chu cấp hơn 1.300 đôla để chi tiêu.

 25/10/2013 12:17 SA(Lượt truy cập: 26218)
Những kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các kinh nghiệm học tập trong các bậc học tại Nhật Bản, dựa trên những điều mà nhiều du học sinh đã đúc rút ra trong thời gian đã học tập tại đất nước hoa anh đào. Trong khuôn khổ của cuốn sổ tay du học, chúng tôi không thể truyền tải hết một cách chi tiết các kinh nghiệm trong quá trình học tập, mà chỉ giới thiệu một cách khái quát những phần tâm đắc nhất, thiết yếu nhất, giúp các bạn hình dung cụ thể hơn về cuộc sống du học. 

 25/10/2013 12:10 SA(Lượt truy cập: 25569)
Chuẩn bị gì trước khi đến Nhật

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết và đã có visa đến Nhật, bạn cần chuẩn bị tiếp những việc như sau: 

 24/10/2013 11:59 CH(Lượt truy cập: 24739)
Bài học đầu tiên của du học sinh tại Nhật

Đến các trường học tại Nhật Bản thời điểm này, tôi nhìn thấy trang trọng ở cửa lớp “khẩu hiệu” của tháng: Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng. Thầy giáo chủ nhiệm còn đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn: Hãy nhìn vào mắt người đối diện để chào hỏi. 

 24/10/2013 11:38 CH(Lượt truy cập: 27380)
Lá thư từ xứ Phù Tang
Tokyo, xuân 2010
 24/10/2013 07:11 CH(Lượt truy cập: 25659)
5 lý do khiến bạn nên du học Nhật Bản

Khi chọn du học Nhật Bản điều quan trọng nhất là gì? Có đầy đủ các cơ sở giáo dục? Môi trường sinh hoạt an toàn? Nền văn hóa phong phú? Nhật Bản có nhiều cơ sở giáo dục trình độ cao, là một môi trường sinh hoạt an toàn cho người nước ngoài, và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn đã tìm thấy lý do khiến bạn quyết định du học Nhật Bản.

 24/10/2013 03:41 CH(Lượt truy cập: 24652)
Lập kế hoạch du học Nhật Bản với SOEC

Bạn đang lên kế hoạch du học Nhật Bản. Vậy ước mơ của bạn là gì? Bạn muốn học gì, làm gì? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo công thức 4W2H của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) dưới đây.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 11 12 13 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Để cân bằng việc Học – Làm – Vui chơi khi du học Rating: 5 out of 10 28994.
Core Version: 1.8.0.0