Bookmark and Share

7 điều căn bản cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

12/01/2018 06:40 CH (Lượt truy cập: 19928)

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn luôn là điều băn khoăn của nhiều bạn chuẩn bị đặt chân đến đất nước “Mặt trời mọc”, thậm chí đối với cả người bạn  đã làm việc ở đây một thời gian hay lâu dài. Trong khuôn khổ bài viết này, vietnamplus xin được đưa ra 7 điều căn bản về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú với hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Ngoài việc trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị về tài chính, du học sinh không thể thiếu những kỹ năng sau! 

“Em là du học sinh muốn làm thêm”, “Tôi muốn làm thêm một việc khác so với việc đang làm để có thêm thu nhập”. Để thực hiện được những nguyện vọng như thế này, bạn cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú và đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Bài viết sẽ này giải thích về 7 điều căn bản cần biết về hoạt động ngoài tư cách lưu trú:

  1. Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú là gì?

  2. Phạm vi và ví dụ cụ thể của hoạt động ngoài tư cách lưu trú

  3. Những điều cấm kị của giấy phép hoạt động ngoài tư cách

  4. Các loại giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú – giấy phép phổ thông và giấy phép đặc biệt

  5. Về thời gian hoạt động của hoạt động ngoài tư cách lưu trú (thời gian lao động)

  6. Thời hạn và làm mới giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

  7. Cách xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú là gì?

Hoạt động ngoài tư cách lưu trú là những hoạt động ngoài những hoạt động xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có.

Trong trường hợp bạn muốn tham gia các hoạt động nào khác với hoạt động được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) hiện có, thì phải có đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. 

Nếu đơn xin được thụ lý thì bạn sẽ được cấp giấy cho phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Ngoài ra những người có thẻ cư trú cũng được in giấy phép lên mặt sau của thẻ cư trú. 

Những trường hợp cần giấy phép là những trường hợp được nêu trong ví dụ dưới đây

  • Trường hợp du học sinh đến Nhật muốn làm thêm

  • Trường hợp người nước ngoài đang làm kỹ thuật viên muốn làm thêm

  • Người nước ngoài có tư cách lưu trú là “đoàn tụ gia đình” nhưng muốn đi làm thêm để hỗ trợ kinh tế gia đình

  • Người nước ngoài có tư cách lưu trú là “hoạt động văn hóa” muốn đổi san hướng đi làm thêm (giấy phép đặc biệt)

Còn lại, nếu bạn lao động ngoài những hoạt động đã được xác nhận trong thị thực (tư cách lưu trú) mà không xin phép thì coi là lao động phi pháp, trường hợp tệ nhất là bị thu hồi tư cách lưu trú, cũng có trường hợp bị cưỡng chế gửi trả về nước.

Phạm vi của hoạt động ngoài tư cách lưu trú và ví dụ cụ thể 

Định nghĩa của hoạt động ngoài tư cách lưu trú “những hoạt động ngoài hoạt động được xác nhận trong tư cách lưu trú, những hoạt động có thể thu được tiền, thu nhập”. 

Thế nhưng cụ thể thì những hoạt động như thế nào không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú, hoặc là những trường hợp nào thì không cần giấy phép hoạt động ngoài tư cách? 

Về tư cách lưu trú được ấn định và những hoạt động cùng loại 

Hoạt động trong phạm vi của hoạt động được xác minh trong visa (tư cách lưu trú) không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú 

Có nghĩa là những người nước ngoài đang làm việc thông dịch, có visa (tư cách lưu trú) “Nhân văn tri thức – Nghiệp vụ quốc tế” trong ngày nghỉ đi dịch bán thời gian và được nhận lương thì không phải là hoạt động ngoài tư cách. 

Về những hoạt động không phải là lao động 

Hoạt động không phải là lao động không phải là hoạt động ngoài tư cách lwuu trú. 

Ví dụ người nước ngoài đang có thị thực (tư cách lưu trú) “kĩ thuật” là người đang làm việc với tư cách kĩ sư, vào buổi tối đến trường đại học để học thêm thì không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú. 

Về tiền lương tạm thời 

Những hoạt động đơn giản nhận lương tạm thời không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú. 

Những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục, nhờ vả, hấp dẫn, diễn thuyết mà không phải là làm việc liên tục hay những hoạt động nhận được tiền cảm ơn hoặc tiền lương tức thời không phải là hoạt động ngoài tư cách lưu trú. 

Trường hợp có visa (tư cách lưu trú) không giới hạn hoạt động 

Những thị thực (tư cách lưu trú) như “người vĩnh trú” hay “người phụ thuộc vào người Nhật”, tư cách lưu trú dựa vào địa vị hoặc vị trí xã hội thì không bị giới hạn phạm vi hoạt động lưu trú. 

Do không bị giới hạn lao động nên không cần xin giấy phép, cũng như có thể lao động đơn thuần hay làm việc bán thời gian để hỗ trợ kinh tế gia đình. 

Tuy nhiên, về công việc trong ngành giải trí thì xin hãy chú ý vì sẽ không được phép đổi sang tư cách lưu trú mới. Công việc trong ngành giải trí tức là những việc làm ở trung tâm trò chơi, tiệm mạt chược, cửa hàng pachinko, pub, câu lạc bộ đêm, bar, snack, dù làm những công việc không liên quan trực tiếp đến tình dục như công nhân vệ sinh hay việc vặt thì cũng bị xem như là lao động trong ngành. 

Trường hợp không được xem xét cấp giấy phép hoạt động ngoài tư cách 

Trường hợp của người nước ngoài có thị thực (tư cách lưu trú) “cư trú ngắn hạn” thì quy tắc là không được xem xét cấp phép.

Những điều cấm của giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

  1. Không thực hiện những hoạt động ngoài tư cách gây cản trở những hoạt động trong tư cách lưu trú đang có.

  2. Bạn phải tiếp tục duy trì những hoạt động trong tư cách lưu trú đang có.

  3. Hoạt động ngoài tư cách lưu trú không phải là lao động đơn thuần

  4. Hoạt động ngoài tư cách không được là những hoạt động liên quan đến ngành giải trí (xem ở trên), những hoạt động trái với luân lý, những hoạt động bị pháp luật cấm.

Trong trường hợp không thực hiện những hoạt động trong thị thực (tư cách lưu trú) đang có mà lại thực hiện những hoạt động ngoài tư cách nhiều hơn, thì trong lần gia hạn visa tiếp theo có nhiều khả năng là không thể gia hạn. Thêm nữa, nếu bị phát hiện trước khi đến hạn gia hạn thì cũng có trường hợp bị thu hủy tư cách lưu trú. 

Ví dụ như trường hợp, người nước ngoài có thị thực (tư cách lưu trú) là “kỹ thuật” mà lại bỏ việc để đi học.  Lao động đơn thuần là những công việc không cần đến kiến thức hay kỹ thuật đặc biệt, hoặc là những công việc có kiến thức và kỹ thuật có thể đạt được bằng cách lặp đi lặp lại những thao tác giống nhau Ví dụ như những công việc thao tác đơn giản không cần suy nghĩ đặc biệt như công trường thi công hay nhà máy. 

Nếu vi phạm những nội dung đã nói ở trên, thì sẽ bị tước tư cách lưu trú đang có, và sẽ trở thành đối tượng bị cưỡng chế xuất cảnh.

Các loại giấy phép hoạt động ngoài tư cách – Giấy phép phổ thông và giấy phép đặc biệt 

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách có hai loại. Loại thứ nhất là “giấy phép đặc biệt” được chỉ định cá biệt cụ thể đến nơi hoạt động cho những hoạt động cần giấy phép hoạt động ngoài tư cách, một loại nữa là “giấy phép phổ thông” cho phép hoạt động ngoài tư cách một cách chung chung. 

Trường hợp giấy phép đặc biệt biệt thì giấy phép hoạt động ngoài tư cách và nơi làm việc bán thời gian hay nội dung làm sẽ đi chung với nhau, nếu thay đổi nơi làm việc thì sẽ phải xin đơn một lần nữa. 

Trường hợp giấy phép chung thì vì có thể xin chung chung nội dung hoạt động nên chưa quyết định nơi làm việc thì cũng không sao. Các loại visa (tư cách lưu trú) được cấp giấy phép phổ thông chỉ có “du học sinh”, “đoàn tụ gia đình”, “hoạt động đặc biệt (hoạt động tiếp tục tìm việc)” để sinh viên tốt nghiệp đại học thực hiện hoạt động tìm việc làm. 

Những trường hợp còn lại là giấy phép đặc biệt.

Về thời gian hoạt động (thời gian lao động) của hoạt động ngoài tư cách 

Dù có thể làm thêm bên ngoài hay làm bán thời gian do có được giấy phép hoạt động ngoài tư cách nhưng không phải không bị giới hạn về thời gian hoạt động (thời gian lao động). 

Tùy theo tư cách lưu trú mà thời gian hoạt động ngoài tư cách được quy định như sau 

Visa (tư cách lưu trú) “du học”

  • Những kì nghỉ dài như nghỉ hè và nghỉ đông thì một ngày không quá 8 tiếng.

  • Ngoài thời gian đó, 1 tuần không quá 28 tiếng.

Visa (tư cách lưu trú) “đoàn tụ gia đình” và hoạt động đặc biệt – (hoạt động tiếp tục tìm việc làm): 1 tuần không quá 28 tiếng 

Những visa (tư cách lưu trú) khác: Quy định riêng biệt

Gia hạn giấy phép hoạt động ngoài tư cách 

Kỳ hạn giấy phép hoạt động ngoài tư cách đồng thời với kỳ hạn của visa (tư cách lưu trú) hiện có. Tuy nhiên, trường hợp muốn tiếp tục hoạt động ngoài tư cách tại thời điểm đổi mới tư cách lưu trú thì cần phải đổi mới hoạt động ngoài tư cách cùng lúc với xin đổi mới kỳ hạn lưu trú. 

Đổi mới giấy phép hoạt động ngoài tư cách và tư cách lưu trú có thể thực hiện được 3 tháng trước khi hết hạn, nên bạn có thể cùng lúc xin hai loại giấy tờ này.

Cách xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách 

Người xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách

1 – Người nước ngoài

2 – Người đại diện

  • Người đại diện do pháp luật quy định cho người cần xin
  • Nếu người nước ngoài chưa thành niên thì người đại diện là bố mẹ người đó. Nếu là người được bảo hộ thì là người đại diện là người bảo hộ.

3 – Người ủy quyền làm đơn (trường hợp người đó hay người đại điện đang ở Nhật)

  • Nhận ủy thác từ người cần đổi mới thì người được ủy quyền có thể nộp đơn thay cho người cần đổi mới hoặc người đại diện

  • Người được ủy quyền phải là luật sư, cán bộ hành pháp, nhân viên hoặc đoàn thể cơ quan đặc biệt.

  • Nhân viên hay người thuộc cơ quan hành pháp là người có tư cách, đã được uỷ thác làm đơn

  • Nhân viên hay tập thể cơ quan đặc biệt là nhận viên của cơ quan mà người nước ngoài đó đang làm việc, nhân viên hoặc đoàn thể của cơ quan thực tập mà người đó đang làm việc, nhân viên của pháp nhân công ích có mục đích hướng dẫn cách lấy được thị thực dễ dàng hoặc là người nhận được sự chấp thuận ủy thác từ trưởng cục quản lý nhập cảnh địa phương.

Thời hạn đến khi có được giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Thời hạn xử lý tiêu chuẩn là 2 tuần đến 2 tháng.

Nơi nhận đơn xin cấp giấy phép

Cục quản lý nhập cảnh địa phương quản lý nơi người nước ngoài sinh sống xem trên trang chủ của cục quản lý nhập cảnh – tổ chức và cơ cấu.

Những người thỏa mãn những điều kiện dưới đây, khi xuất nhập cảnh có thể làm đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách tại cảng xuất nhập cảnh sau khi qua cửa hải quan mặt đất.

  • Những người lần đầu nhập cảnh trừ những người tái nhập cảnh đã có giấy phép tái nhập cảnh.

  • Những ngườ i có tư cách lưu trú “du học” có thời hạn lưu trú quá 3 tháng.

  • Những người có giấy phép đính kèm trên thẻ lưu trú, hoặc là sau này sẽ đính kèm

Phí liên quan đến giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Không cần phí

Giấy tờ cần nộp cho giấy phép hoạt động ngoài tư cách

  • Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngoài tư cách

  • Giấy đăng ký người nước ngoài hoặc thẻ lưu trú (chỉ người đã được cấp)

  • Bảo sao thẻ cư trú hoặc bản sao giấy đăng ký người nước ngoài hoặc bản sao thẻ cư trú. (trừ trường hợp bản thân người nước ngoài đi xin)

  • Hộ chiếu hoặc giấy đăng ký người nước ngoài (đơn nêu lí do khi không thể trình lên)

  • Giấu tờ chứng minh nhân thân (trường hợp người được ủy thác đi làm đơn)

Bạn có thể tải xuống mẫu đơn từ trang chủ bộ tư pháp – đơn xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách

Chúc bạn đọc ngày mới vui vẻ ! (Theo Isenpai)

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 5 6 7 8 9 ... 14 »
 16/02/2014 03:33 CH(Lượt truy cập: 31522)
Tự kiếm tiền du học Nhật Bản

2 giờ sáng, Bùi Thị Lương Duyên (19 tuổi, Trường Nhật ngữ Akamonkai, Tokyo) đạp xe tới tiệm phát báo Asahi tại Nishigahara (quận Kita) cách nhà gần 2 km.

 15/02/2014 03:11 CH(Lượt truy cập: 30949)
Những công việc làm thêm khi du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản đang là một đề tài được nhiều bạn trẻ Việt Nam ngày càng quan tâm. Hẳn là cuộc sống của du học sinh tại Nhật Bản sẽ có rất nhiều điều thú vị, mới lạ, mà chắc hẳn các bạn trẻ đang dự định du học Nhật Bản rất muốn tìm hiểu. Trong số những thắc mắc này phải kể tới công việc làm thêm. Sinh viên đi làm thêm ở Nhật Bản có như ở trong nước không?

 15/02/2014 02:30 CH(Lượt truy cập: 29729)
Làm thêm trong khuôn viên nhà trường khi du học Nhật Bản

Ngoài những công việc làm thêm bên ngoài khi đi du học Nhật Bản ra, sinh viên còn có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách tham gia các hoạt động tại các phòng, ban, các khoa hay tại phòng thí nghiệm trong nhà trường học. Công việc làm thêm trong nhà trường cũng phải tuân theo qui định của Nhật Bản: phải có giấy phép làm thêm (giấy phép tham gia các hoạt động ngoài giờ học), tổng thời gian cho các công việc làm thêm bên ngoài và trong khuôn viên nhà trường không quá 28 giờ/tuần hoặc không quá 8 giờ/ngày đối với các kỳ nghỉ dài.

 13/02/2014 04:55 CH(Lượt truy cập: 31562)
Chương trình du học Nhật Bản EJU

Nhật Bản là nước có dân số già, công nghiệp phát triển. Đây là hai lý do khiến Nhật đang cần tài năng trẻ từ các nước đến học tập và làm việc. Cụ thể, chính phủ Nhật đã đề xuất đề án Global 30, nhằm tuyển chọn sinh viên quốc tế vào học ở 13 trường đại học tốt nhất của Nhật. Chương trình dự án này cấp nhiều học bổng toàn phần cho học sinh Việt Nam, đào tạo bằng tiếng Anh. Một yêu cầu quan trọng của quá trình chuẩn bị hồ sơ là kết quả thi EJU. Đây là kỳ thi Toán và Khoa học được thực hiện ở các nước, trong đó có Việt Nam nhằm đánh giá năng lực học tập các môn Toán và khoa học, làm cơ sở để xét tuyển đại học.

 13/02/2014 03:44 CH(Lượt truy cập: 30080)
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Nhật Bản

Nhật Bản hiện có khoảng 700 trường đại học, với ba loại quốc lập, công lập (các trường do chính quyền địa phương thành lập) và dân lập. Hầu hết các trường đại học đều yêu cầu du học sinh phải dự thi đầu vào tại Nhật Bản là kỳ thi du học Nhật Bản (Examination for Japanese University Admission for International Students - EJU) hoặc kỳ thi Năng lực Nhật ngữ.

 12/02/2014 12:49 CH(Lượt truy cập: 31127)
Kinh nghiệm đi du học Nhật Bản

Với con số 80% sinh viên ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp đã nói nên bạn hoàn toàn có cơ hội ở lại Nhật Bản làm việc.

 23/01/2014 05:10 CH(Lượt truy cập: 30851)
Một số trường Đại học danh tiếng ở Nhật Bản

Khảo sát của tạp chí "Times Higher Education" được thực hiện theo 13 tiêu chí, trong đó có nghiên cứu, giảng dạy và quan điểm quốc tế. Khảo sát được tiến hành đối với 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nước ở khu vực Trung Á và Trung Đông, tạp chí cho biết Nhật Bản là một quốc gia có nhiều trường trong danh sách 100 trường đại học tốt nhất Châu Á với 22 trường và trường Đại học Tokyo đứng ở vị trí quán quân.

 23/01/2014 02:44 CH(Lượt truy cập: 32822)
Cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Sinh sống và học tập tại Nhật Bản quả thật không dễ dàng như tại các nước sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự đồng điệu về văn hóa, sự thân thiện của mọi người và nhất là cuộc sống tự lập tại một đất nước phát triển thật sự đã đem lại cho các bạn sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản quãng thời gian đầy ý nghĩa.

 22/01/2014 06:01 CH(Lượt truy cập: 33353)
Kỷ niệm từ chuyến đi Nhật Bản

Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Narita, từ cửa sổ nơi ghế ngồi có thể nhìn thấy một thành phố bé nhỏ đang dần hiện rõ dưới lớp mây mờ, một niềm vui tột độ tràn ngập trong tôi và từ tận đáy lòng tôi dường như muốn hét lên rằng: “Đến rồi! Nhật Bản kia rồi!”

 22/01/2014 05:02 CH(Lượt truy cập: 34746)
Đi du học Nhật - vừa học vừa làm có nên không?

Ngày càng có nhiều bạn thích đi du học ở Nhật Bản, tính đến tháng 4/2012 số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật đã là 1.228, con số này năm 2013 sẽ tăng gấp nhiều lần (chưa có số liệu thống kê). Trước khi đi nhiều bạn đến trung tâm tư vấn du học Nhật Bản vẫn đặt ra những câu hỏi như : Khi sang bên đó thì có kiếm ngay được việc làm thêm không?. Tìm trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín ở đâu? hay đi du học rồi vừa học vừa làm có nên hay không? chúng tôi xin chia sẻ đôi điều như sau.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 5 6 7 8 9 ... 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
7 điều căn bản cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú Rating: 5 out of 10 19928.
Core Version: 1.8.0.0