Bookmark and Share

Tôi đã trưởng thành như thế nào trên đất nước Nhật Bản

31/03/2014 03:15 CH (Lượt truy cập: 43765)

Những ngày mới đặt chân sang đất nước Nhật Bản, mọi thứ đè nặng lên đôi vai người sinh viên đến từ một quốc gia vượt thoát khỏi ngưỡng nghèo. 

Hồi mới sang Nhật, tôi và nhiều bạn học người Việt đều có tâm lý là quy đổi những thứ mình mua từ tiền yên Nhật Bản sang tiền đồng Việt Nam và chúng tôi bị choáng bởi giá cả mọi thứ tại đây đều quá đắt. Một gói mì mua ở Việt Nam chừng 6.000-7.000 đồng thì qua đây phải trả gấp bốn, gấp năm lần. Giá đồ ăn, thức uống nói chung ở Nhật Bản cao gấp ba, bốn lần trở lên so với Việt Nam.

Chuyện đi lại bằng phương tiện công cộng cũng khiến giới sinh viên chúng tôi chua xót, thấm thía giá trị "xe buýt 2.000 đồng tại Việt Nam". Ví dụ, tôi đi từ Tokyo về Niigata với chặng đường 300 km, nếu đi bằng phương tiện trên bộ nhanh nhất là tàu cao tốc Shinkansen thì tốn gần 10.000 yên Nhật Bản (2 triệu đồng), còn nếu đi tàu thường hoặc xe buýt thì cũng đắt bằng phân nửa số ấy.



Người Nhật rất tốt và giúp đỡ tôi (bên phải) tận tình vì tôi cố gắng. Ảnh: Pháp luật TP HCM.

Về nơi ở, do tôi ở một vùng thuộc dạng miền quê nên giá cả nhà cửa thuộc dạng rẻ, nhưng phòng ở cũ và rẻ nhất cũng tầm 20.000 yên Nhật Bản một tháng (hơn 4 triệu đồng). Ngoài tiền nhà tháng đầu tiên còn có tiền lễ và tiền đặt cọc trả cho chủ nhà; tiền giới thiệu trả cho trung tâm môi giới bất động sản. Tổng cộng khi thuê nhà phải mất số tiền gấp ba, bốn lần tiền nhà tháng đầu tiên nên sinh viên khó khăn mới qua đều phát hoảng.

Nhưng cũng nhờ đó mà tôi học được cách phải tiết kiệm, chỉ chi tiền cho những thứ thật sự cần thiết. Ví dụ, đi chợ mua đồ rồi tự nấu ăn; hôm nào có ý định học đến tối thì mang cơm cho cả trưa lẫn chiều; đi siêu thị mua đồ ăn nên lựa những lúc giảm giá; điện, nước, gas khá đắt nên phải tiết kiệm tối đa.

Dù đã học tiếng Nhật ở Việt Nam được 2 năm nhưng khi qua Nhật tôi vẫn sốc. Nghe người Nhật Bản nói chuyện hằng ngày đã là một thử thách không dễ, đừng nói đến chuyện bước vào lớp học nghe thầy cô giảng bài bằng tiếng Nhật với tốc độ nói còn nhanh hơn. Thế nên lắm khi tôi ngồi trong lớp nghe giảng bài mà cứ như "vịt nghe sấm" vậy, hầu hết là không hiểu.

Trong các môn học phân nhóm để cùng làm bài, các sinh viên Nhật Bản nói chuyện với tốc độ rất nhanh và pha tạp những câu theo kiểu địa phương. Thế nên chỉ các bạn ấy hiểu thôi còn tôi như người... bị bỏ rơi. Để vượt qua được khó khăn này, tôi phải chuẩn bị bài trước ở nhà, đoán xem hôm nay thầy cô sẽ dạy những gì và chuẩn bị từ vựng cho chủ đề đó; đọc trước sách giáo khoa để nắm được trước nội dung và tra những từ mới mình chưa biết.

Nhờ vậy lên lớp mình hiểu và nắm bắt bài trên lớp được tốt hơn, thảo luận nhóm với các sinh viên Nhật cũng có cái để nói. Có đi mới hiểu muốn tồn tại được ở Nhật Bản thì tiếng Nhật phải tốt nên bản thân mình phải tự rèn luyện năng lực tiếng Nhật nhiều hơn mới tiến bộ được, không có chuyện cứ ở Nhật Bản thì tự nhiên sẽ giỏi tiếng Nhật.

Người Nhật Bản hầu hết là tốt bụng, nếu mình có thái độ tốt thì họ cũng đối xử rất tốt với mình. Bạn bè trong lớp cũng vậy, nếu mình hỏi một câu tử tế với thái độ lịch sự thì họ đều nhiệt tình giúp đỡ mình. Điển hình là trong môn thí nghiệm, sinh viên Nhật Bản đã tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm và cách làm thí nghiệm từ những năm học trước, còn tôi thì đây mới là lần đầu tiên nên họ chỉ dẫn tôi rất tận tình. Nhưng bạn cần lưu ý, không phải cái gì không biết cũng hỏi liền, cũng phải tự tìm hiểu, cái nào không hiểu mới hỏi, để người ta thấy là mình đã cố gắng, không ỷ lại vào họ.

Lúc mới qua Nhật, vì chưa có học bổng, nếu số tiền mang sang có hạn thì sinh viên phải tìm việc làm thêm. Thông tin việc làm thêm ở Nhật rất nhiều như các trang web, tạp chí việc làm phát miễn phí ở căn tin trường hoặc ở các siêu thị. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Nhật Bản quy định lưu học sinh không được làm quá 28 tiếng một tuần.

Tôi mạnh dạn gọi điện thoại để xin phỏng vấn khi tìm thấy một công việc bán thời gian phù hợp. Lúc đầu trình độ tiếng Nhật của tôi chưa tốt, lại chưa có kinh nghiệm phỏng vấn nên tôi bị trượt hoài. Nhưng nhờ kiên trì và chân thành, một ông chủ tốt bụng đã nhận tôi vào làm ở một cửa hàng tiện ích 24h. Tiền lương một giờ tầm 800 yên Nhật Bản (hơn 160.000 đồng) và tôi chỉ làm khoảng 20 giờ một tuần là đủ sống.

Ngoài ra, tôi nỗ lực kiếm tiền bằng cách giành học bổng. Nếu muốn tự xin học bổng, bạn phải biết cách viết thư thật thuyết phục, tốt nhất là nên nhờ người từng trải giúp như thầy cô, bạn bè. Mặt khác, hãy cố gắng lấy điểm cao trong các môn học, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để được trường tiến cử. Ví dụ, học bổng Chính phủ Nhật Bản JASSO, trị giá 50.000 yên Nhật Bản một tháng (hơn 10 triệu đồng) trong một năm. Cộng với tiền làm thêm, vừa đủ phí sinh hoạt vừa đủ học phí, còn dư thêm tiền tiết kiệm.

Theo Pháp luật TP HCM

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 11 12 13 14 »
 03/12/2013 12:04 CH(Lượt truy cập: 37978)
Thông tin tổng quát về các trường Nhật Bản

Nhật Bản có 5 loại trường học chủ yếu sau đây: đại học, cao học (chương trình thạc sĩ và tiến sĩ), đại học ngắn hạn, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp.

 02/12/2013 01:38 CH(Lượt truy cập: 45893)
Tuyển sinh du học Nhật Bản

Công ty TNHH tư vấn du học Sài Gòn là một trong những công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn du học Nhật Bản là đơn vị tổ chức chuyên nghiệp dịch vụ du học Nhật Bản tại Việt Nam và vẫn phục vụ Nhật Bản là thị trường duy nhất cho đến nay, tiếp nối thành công trong những năm vừa qua, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ từ tư vấn chọn trường, dịch thuật kiểm tra hồ sơ du học, các bản tin du học với rất nhiều các thông tin và lời khuyên hữu ích cho hành trang du học cũng như hỗ trợ toàn diện về mọi mặt trong suốt quá trình du học Nhật Bản với tâm niệm phương châm của mình là Thân thiện – Nhiệt tình – Tận tâm – Trách nhiệm.

 26/10/2013 10:25 SA(Lượt truy cập: 57808)
Học bổng du học Nhật Bản

Có hai hình thức săn học bổng du học Nhật Bản, xét theo thời gian, đó là: học bổng trước khi đi sang Nhật Bản và hình thức thứ hai là sau khi sang Nhật Bản du học.

 25/10/2013 12:41 SA(Lượt truy cập: 37987)
Người khiến sinh viên Nhật phải ghen tị

Đó là anh chàng đạt học bổng Mext (hay Monbusho) dành cho bậc đại học ở Nhật Bản, là học bổng hiện nay được nhiều sinh viên Việt Nam săn đón nhất. Ngoài việc được đài thọ toàn bộ chi phí học tập, mỗi tháng, sinh viên được chu cấp hơn 1.300 đôla để chi tiêu.

 25/10/2013 12:17 SA(Lượt truy cập: 37251)
Những kinh nghiệm học tập tại Nhật Bản

Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các kinh nghiệm học tập trong các bậc học tại Nhật Bản, dựa trên những điều mà nhiều du học sinh đã đúc rút ra trong thời gian đã học tập tại đất nước hoa anh đào. Trong khuôn khổ của cuốn sổ tay du học, chúng tôi không thể truyền tải hết một cách chi tiết các kinh nghiệm trong quá trình học tập, mà chỉ giới thiệu một cách khái quát những phần tâm đắc nhất, thiết yếu nhất, giúp các bạn hình dung cụ thể hơn về cuộc sống du học. 

 25/10/2013 12:10 SA(Lượt truy cập: 36364)
Chuẩn bị gì trước khi đến Nhật

Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết và đã có visa đến Nhật, bạn cần chuẩn bị tiếp những việc như sau: 

 24/10/2013 11:59 CH(Lượt truy cập: 35911)
Bài học đầu tiên của du học sinh tại Nhật

Đến các trường học tại Nhật Bản thời điểm này, tôi nhìn thấy trang trọng ở cửa lớp “khẩu hiệu” của tháng: Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng. Thầy giáo chủ nhiệm còn đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn: Hãy nhìn vào mắt người đối diện để chào hỏi. 

 24/10/2013 11:38 CH(Lượt truy cập: 38047)
Lá thư từ xứ Phù Tang
Tokyo, xuân 2010
 24/10/2013 07:11 CH(Lượt truy cập: 37566)
5 lý do khiến bạn nên du học Nhật Bản

Khi chọn du học Nhật Bản điều quan trọng nhất là gì? Có đầy đủ các cơ sở giáo dục? Môi trường sinh hoạt an toàn? Nền văn hóa phong phú? Nhật Bản có nhiều cơ sở giáo dục trình độ cao, là một môi trường sinh hoạt an toàn cho người nước ngoài, và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Đọc tới đây, chắc hẳn các bạn đã tìm thấy lý do khiến bạn quyết định du học Nhật Bản.

 24/10/2013 03:41 CH(Lượt truy cập: 36597)
Lập kế hoạch du học Nhật Bản với SOEC

Bạn đang lên kế hoạch du học Nhật Bản. Vậy ước mơ của bạn là gì? Bạn muốn học gì, làm gì? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo công thức 4W2H của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) dưới đây.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 11 12 13 14 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Tôi đã trưởng thành như thế nào trên đất nước Nhật Bản Rating: 5 out of 10 43765.
Core Version: 1.8.0.0