Bookmark and Share

Kinh nghiệm: Các bước trong quá trình tìm việc

18/01/2014 02:50 CH (Lượt truy cập: 41188)

Tiếp theo hai bài viết chung của anh Lê Thanh Hoàng, chúng tôi xin phép đăng bài viết của anh Lê Hải Đoàn, viết về kinh nghiệm xin việc của mình. Bài viết đầu tiên giới thiệu chung về các bước xin việc năm 2005. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, bạn sẽ có thể tham khảo được những đánh giá rất sát với thực tế. 

Ở Nhật, việc tìm việc làm sau khi ra trường (Shyushyoku) diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp. Đây là một trong những giai đoạn bận rộn nhất trong quãng đời học sinh. Người Nhật ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít. Chính vì vậy giai đoạn Shyushyoku đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn này. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc. Đối với các công ty, do các công ty cũng không có thói quen đuổi nhân viên (chế độ tuyển dụng suốt đời) nên các công ty cũng đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.


1. Các trang web hữu ích.
- Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có profile của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
- Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi …

2. Giai đoạn 1: Tham gia các buổi seminar của trường bạn đang học
Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường Đại học đã tổ chức các seminar hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc. Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những booth cho các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên … Số lượng các buổi seminar phụ thuộc vào số lượng công ty muốn đến trường giới thiệu về công ty mình và số sinh viên sắp ra trường của trường đó. Ở trường tôi có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, các buổi seminar diễn ra với tần suất 1-2 lần/tuần và kéo dài trong 5 tháng. Những nhân viên đến giới thiệu thường là những người đã tốt nghiệp trường đó để tạo cảm giác thân mật giữa công ty và sinh viên.

3. Giai đoạn 2: Tham gia các buổi seminar của công ty bạn thích.
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Seminar thường được tổ chức từ khoảng 16 tháng trước khi bạn tốt nghiệp cho đến khi nào công ty tuyển đủ số người cần thiết. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi seminar ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei. Các sinh viên Nhật thường đi nghe giới thiệu của 30 đến 40 công ty. Việc đi nghe giới thiệu công ty không chỉ là để biết về công ty mà còn là để bạn một lần nữa xác định xem mình có thực sự thích và hợp với công ty này không và xác định lại công việc mình thích làm trong tương lai. Hiểu rõ về công ty cũng như về công việc mình thích làm cũng nằm trong các yếu tố quyết định bạn có đỗ vào công ty đó không. Có một số điểm cần lưu ý như sau:
- Trong các buổi giới thiệu, nếu số lượng sinh viên không quá nhiều thì nên tích cực đặt câu hỏi để chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với công ty. Nếu họ cảm nhận thấy điều này thì đó là một lợi thế khi bạn thi phỏng vấn.
- Nhiều công ty nói là bạn mặc thường phục đến dự nhưng bạn vẫn nên mặc suit vì cho dù công ty nói nên mặc thường phục thì đa số sinh viên vẫn mặc suit, nếu bạn mặc thường phục thì bạn sẽ cảm thấy lạc lõng và không có tự tin để appeal sự hiện diện của bạn với nhân viên công ty khi có cơ hội.
- Khi thi phỏng vấn thì xác suất bạn bị hỏi câu ” Tại sao bạn chọn công ty này” là rất cao (80 – 90%). Chăm chú nghe giới thiệu sẽ giúp cho bạn trả lời câu này trôi chảy và thuyết phục hơn.
- Một số công ty tổ chức thi viết ngay sau buổi giới thiệu. Thậm chí có công ty không báo trước là sẽ tổ chức thi viết, có công ty còn tổ chức thi phỏng vấn ngay sau buổi giới thiệu (ví dụ nihon unisys). Trước khi đi nghe giới thiệu bạn nên vào trang Nikki để nắm trước những thông tin này và không bị động trong mọi trường hợp.

4. Thi viết.
Thi viết thường có 2 phần là kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực. Trong phần kiểm tra năng lực thường có phần tiếng Nhật và phần Toán, Logic. Phần tiếng Nhật bạn có thể chịu thua người Nhật nhưng cũng cố gắng làm được trên 50%. Phần Toán, Logic nếu bạn thua người Nhật thì công ty cũng chẳng có lý do gì để tuyển bạn cả. Phần Toán thường nằm trong giới hạn kiến thức từ cấp 1 đến cấp 3 và đòi hỏi năng lực tư duy hơn là kiến thức toán học, kỳ thi này chung cho cả khối tự nhiên và khối xã hội nhưng chưa chắc khối tự nhiên đã làm tốt hơn khối xã hội. Thi Toán, Logic đòi hỏi bạn phải giải nhanh vì thông thường mỗi bài bạn chỉ có khoảng 30 đến 50 giây. Một ví dụ về đề Toán là bài “Vừa gà vừa chó, … 36 con … 100 chân” Kiểu bài này thường có 1-2 câu. Theo ý kiến cá nhân tôi thì những câu không làm được thì bạn cũng không nên điền bừa vì hầu hết công ty đánh giá cả tỉ lệ đúng của bạn. Nếu bạn làm được 80% nhưng đúng hết thì cũng vẫn được đánh giá cao. Về phần thi viết bạn chỉ cần mua một quyển SPI là có đầy đủ thông tin nên tôi không viết nhiều về phần này.
Theo tôi biết có 3 kiểu thi viết sau:
- Kiểu 1: Thi viết tại công ty hoặc tại một địa điểm nào đó do công ty thuê. Đề thi do công ty soạn hoặc thuê nơi khác soạn.
- Kiểu 2: Thi viết qua mạng. Bạn được cung cấp ID và PW bạn có thể login và thi lúc nào có thời gian.
- Kiểu 3: Thi ở Test center. Test center sẽ thay cho công ty kiểm tra năng lực của bạn và gửi kết quả về công ty bạn thi. Đề thi do Test center soạn và dùng chung cho tất cả các công ty, mức độ khó dễ sẽ thay đổi tùy theo kết quả bạn làm các câu trước đó giống kiểu thi TOEFL CBT.

5. Thi phỏng vấn (Mensetsu).
Thông thường các công ty thường tổ chức 2 đến 3 vòng thi phỏng vấn dưới các hình thức giống nhau hoặc khác nhau. Có các kiểu thi phỏng vấn sau:
Group Discussion: Các thí sinh chia thành các Group và thảo luận về một đề tài do công ty đưa ra. Giám khảo có thể cùng tham gia hoặc không cùng tham gia thảo luận. Trong vòng thi này giám khảo đánh giá khả năng của bạn khi làm trong một group. Do vậy việc bạn có đưa ra được ý kiến hay hay không chỉ là một phần ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như biết lắng nghe người khác, biết lái group đi đúng hướng, biết đưa ra những yếu tố giúp mọi người bàn luận khách quan. Tuyệt đối không nên đưa ra quyết định của nhóm bằng cách lấy ý kiến đa số.
Group mensetsu: Phỏng vấn nhiều thí sinh cùng một lúc, có thể có một hoặc nhiều giám khảo. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty, Group mensetsu thường chỉ có ở những vòng đầu.
Kojin mensetsu: Có 1 thí sinh và 1 hoặc nhiều giám khảo, càng vào sâu bên trong thì số giám khảo càng nhiều và giám khảo thường là những người có chức vụ cao trong công ty.
Các yếu tố giám khảo đánh giá ở thí sinh là:
- Biết lễ nghi, tính cách tốt.
- Hiểu về công ty.
- Hiểu về công việc mà thí sinh đó muốn làm.
- Năng lực của thí sinh.
Thời gian thi phỏng vấn thường chỉ 20-30 phút. Đây chính là một cuộc chơi game. Giám khảo thắng nếu họ chọn được đúng người có năng lực và loại được những người không thích hợp với công ty. Còn bạn thắng nếu bạn chứng tỏ được mình chính là người mà công ty cần trong thời gian ngắn ngủi này.

Chúc các bạn may mắn.

Lê Hải Đoàn
NTT Docomo

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 3 4 5 6 7 ... 14 »
 07/04/2014 10:50 SA(Lượt truy cập: 46826)
Du học Nhật Bản - Khóa học tiếng Nhật

Đối với học viên muốn học ở trường đại học Nhật Bản hệ 4 năm, 5 năm  hầu hết các trường đều yêu cầu học viên phải tham dự kì thi du học Nhật Bản (EJU). Hơn nữa, còn phải tham gia kì thi lần hai do các trường Đại học tổ chức ngoài kì thi EJU. Trong chương trình dự bị đại học, ngoài giờ học tiếng Nhật như thông thường, còn có các giờ học chuẩn bị cho kì thi EJU và kì thi lần 2 của các trường đại học. Thông qua các giờ học này, rèn luyện học viên có đủ kiến thức và năng lực để thi vào các trường Đại học quốc lập – công lập và các trường Đại học tư lập của Nhật Bản. Bên cạnh đó, nhà Trường còn có đội ngũ các thầy cô giáo, các chuyên gia giàu kinh nghiệm luôn tiến hành tư vấn một cách chuyên nghiệp từ lúc học viên quyết định chọn trường hay chuẩn bị thi phỏng vấn và chuẩn bị cho kì thi vòng 2 v.v…

 06/04/2014 01:21 CH(Lượt truy cập: 44221)
Du học Nhật Bản - Những điều bạn cần biết

Mỗi người trong chúng ta đều có ước mơ cho riêng mình, bạn có thể cố gắng nỗ lực hết sức mình từ thời còn đi học để sau này có một công việc thật tốt, hoặc bạn cũng có thể nghĩ đến việc đi du học Nhật Bản để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân nhiều hơn cũng như trải nghiệm cuộc sống tại đất nước Nhật Bản. Và cho dù thế nào đi chăng nữa, việc bạn có thể làm ngay từ lúc này là chuẩn bị thật tốt cho chính tương lai của bản thân mình.

 05/04/2014 11:27 SA(Lượt truy cập: 41645)
Để cân bằng việc Học - Làm - Chơi khi du học Nhật Bản

Du học Nhật Bản là để học hỏi và nghiên cứu nhằm có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng tốt cho bản thân cũng như hình thành thái độ tốt trước nhiều sự việc khác nhau. Tuy nhiên, du học Nhật Bản không chỉ là học ở giảng đường mà còn cần phải trải nghiệm làm thêm, nên đi nhiều nơi để mở rộng tầm hiểu biết cũng như nâng cao năng lực Nhật ngữ thực tế.

 04/04/2014 03:30 CH(Lượt truy cập: 44742)
Các nguyên tắc làm việc ở Nhật Bản

Hơn một năm làm thêm trong cửa hàng 24 giờ và nhà hàng ở Nhật Bản, mình rút ra được một số nguyên tắc khi làm việc với người Nhật cũng như trong công ty Nhật Bản. Có lẽ ở đâu cũng có chỗ này chỗ nọ khác biệt nhưng nếu nắm được những nguyên tắc này thì trong công việc cũng như trong giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp người Nhật sẽ gặp nhiều thuận lợi. Hi vọng sẽ có giá trị tham khảo cho các bạn khi sắp kiếm việc làm thêm ở đất nước Nhật Bản.

 02/04/2014 11:23 SA(Lượt truy cập: 43953)
Những lưu ý cần thiết khi đi du học Nhật Bản

Giữa hai quốc gia nhất định có sự khác nhau về văn hóa và pháp luật. Nhập gia thì phải tùy tục. Nhìn thì có thế thấy đơn giản nhưng thực tế lại không hề dễ dàng. Tuy nhiên đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống du học ở Nhật Bản.

Tôi đã trưởng thành như thế nào trên đất nước Nhật Bản

Những ngày mới đặt chân sang đất nước Nhật Bản, mọi thứ đè nặng lên đôi vai người sinh viên đến từ một quốc gia vượt thoát khỏi ngưỡng nghèo. 

 28/03/2014 12:19 CH(Lượt truy cập: 44765)
Lựa chọn con đường sau khi du học Nhật Bản

Lựa chọn hướng đi sau tốt nghiệp cần được hiểu là bước đi đầu tiên để hình thành sự nghiệp. Cùng với gia đình, sự nghiệp – theo nghĩa là tất cả các hoạt động xã hội – là một giá trị sống quan trọng. Vì vậy, đặt quyết định trên những giá trị đích thực sẽ đúng đắn hơn là những giá trị phổ biến hoặc những suy nghĩ thiên về cảm tính. 

 27/03/2014 12:26 CH(Lượt truy cập: 45610)
Nâng cao tiếng Nhật khi đi du học Nhật Bản

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn phương pháp vừa thu được thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày lại vừa tự nâng cao trình độ tiếng Nhật trong suốt quá trình du học Nhật Bản.

 23/03/2014 11:35 SA(Lượt truy cập: 44218)
Kinh nghiệm tìm học bổng du học Nhật Bản

Tìm học bổng trước khi sang Nhật Bản: Từ Việt Nam, bạn có thể xin nhiều loại học bổng với nhiều hình thức và trị giá học bổng khác nhau. Song có 4 loại chủ yếu sau đây.

 22/03/2014 11:24 SA(Lượt truy cập: 46333)
Du học Nhật Bản - bạn được gì?

Chương trình du học Nhật Bản hiện nay, đang có nhiều ý kiến làm lập trường dao động. Đây là những cảm nhận chung về việc đi du học, đó là những cái được mà du học sinh ở mọi nước bạn đều có thể nhận được chứ không riêng gì Nhật Bản. Cho dù du học Nhật Bản không phải chỉ toàn là “màu hồng” nhưng “được” vẫn luôn nhiều hơn “mất”. Chính vì điều đó, ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ tìm cơ hội cho bản thân qua du học ở Nhật Bản dẫu biết rằng khó khăn luôn chờ đợi.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 3 4 5 6 7 ... 14 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Kinh nghiệm: Các bước trong quá trình tìm việc Rating: 5 out of 10 41188.
Core Version: 1.8.0.0