Bookmark and Share

Nhiều cung bậc cảm xúc của một du học sinh Nhật Bản

11/01/2014 05:29 CH (Lượt truy cập: 41540)

Nhiều cung bậc cảm xúc của một du học sinh Nhật Bản – Du học là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Khi được tin mình trúng tuyển ai cũng vui mừng nhưng đằng sau niềm hân hoan đó là sự lo sợ, hoang mang khi phải sống ở nơi đất khách quê người, những bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Cuộc sống ở Nhật Bản như thế nào? Bạn có sợ hãi? Bạn có lo ngại trước khi đi du học không?


Tôi ngỡ ngàng với cuộc sống ở Nhật Bản

Cuối cùng mình cũng đã đến được xứ  sở hoa anh đào – Nhật Bản. Khi đặt chân xuống sân bay quốc tế Osaka tôi đã hết sức kinh ngạc và thán phục kỹ thuật của người Nhật, một sân bay nằm giữa biển như một hòn đảo tự nhiên thật sự  làm cho người xem không khỏi bàng hoàng với cuộc sống ở Nhật Bản. Từ sân bay đi bằng xe buýt mất 25 phút, tôi đến được nơi mình sẽ gắn bó suốt 1 năm trời: tòa nhà của quỹ học bổng giao lưu quốc tế Kansai. Đây là  nơi tập trung rất  đông sinh viên của các nước trên thế giới.

Sống trong một môi trường ngôn ngữ như thế này, bản thân tôi cũng phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập, tôi tận dụng mọi cơ hội để có thể sử dụng tiếng Nhật mà tôi đã học. Khi còn ở Việt Nam tôi không thường xuyên  sử dụng từ cảm ơn lắm, chỉ khi nào cảm thấy cần thì tôi mới sử dụng. Nhưng ở đây lại không giống như ở Việt Nam, mọi người ở đây lúc nào câu cửa miệng cũng là Konnichiwa(Xin chào), Arigato(Cảm ơn), bắt đầu câu chuyện và kết thúc câu chuyện  họ đều sử dụng 2 từ này.Tôi nghĩ chắc đây là một hình thức lễ nghĩa của người Nhật nên cũng  sử dụng theo. Một hôm nọ, tôi cùng nhóm bạn đi xem phim, khi nhận vé từ người bán vé tôi đã nói Arigato, cô bán vé nhìn tôi ngạc nhiên: ”Em giống người Nhật quá, làm chị bị lầm…”. Nghe được câu đó tôi rất vui và tự thầm nhủ là từ đây sẽ tiếp tục như vậy .Bởi vì người Việt Nam có câu:”Nhập gia tùy tục” mà.

Cười vì lạc đường!!!

“Làm sao bây giờ? Đây là đâu nhỉ?”.Tôi thất thanh kêu lên khi phát hiện ra nơi mình đang đứng không giống với bản đồ. Hôm nay tôi thuê xe đạp của trung tâm đi siêu thị mua quà sinh nhật cho nhỏ bạn người Malaysia mới quen.Vì muốn giữ bí mật nên tôi đã đi một mình. Cuối cùng ngồi trên xe đạp 2 tiếng, đi qua 3 cây cầu (Osaka nổi tiếng là có nhiều cầu mà) mà chẳng  thấy siêu thị mình cần tìm đâu cả. Vậy là mình lạc đường rồi. Tôi chợt thấy một bà lão đi bộ tới, tôi đã cầm bản đồ hỏi và bà đã chỉ dẫn hết sức nhiệt tình. Khi thấy khuôn mặt tôi lộ vẻ lo âu, bà đề nghị để bà dẫn đường. Tôi bảo bà lên xe để tôi chở nhưng bà nói không được (lúc đó tôi chẳng hiểu vì sao), thế là tôi dẫn xe đi chung với bà, 2 bà cháu vừa đi vừa nói rôm rả, khua tay múa chân loạn xạ rất vui vẻ (thật ra tôi chỉ nghe thôi, biết gì đâu mà nói, tiếng Nhật còn tệ quá mà). Cuối cùng tôi cũng đến được siêu thị. Đúng là một lần lạc đường thú vị.

Sau chuyến đi này tôi mới biết người dân Osaka rất thân thiện, đặc biệt là các ông lão, bà lão. Cuộc sống ở Nhật Bản của du học sinh là thế đấy!

Du học sinh ở Nhật Bản : Tôi chơi nhiều!!! Và học cũng dữ dội!!!

Ở đây từ 9 giờ tối, cuộc sống ở Nhật Bản của các du học sinh náo nhiệt với những cuộc biểu diễn disco đường phố (mọi người thường tập nhảy múa để chuẩn bị cho lễ hội), và đến khoảng 2giờ khuya là trở nên đông đến mức những người đến muộn không thể chen chân được vào bên trong. Mọi người nhảy nhót cho đến gần sáng mới giải tán. Ngày nào cũng vậy nhưng không ai nghỉ học một buổi nào. Trong số các bạn bè quốc tế học ở  đây, tôi cảm thấy ngưỡng mộ những bạn đến từ Âu Mỹ, họ có một cở thể dẻo dai và một thể lực không ai bi kịp.

Thêm một câu chuyện nữa về sự chăm học của du học sinh ở Nhật Bản. Một buổi nọ khoảng 9giờ sáng, tôi đang trên đường đến trường thì đột nhiên gặp một người bạn người Nhật đang đi theo hướng ngược lại. Hỏi thăm xong tôi mới biết suốt từ hôm qua đến giờ người bạn đó học suốt ở thư viện. Từ trước đến nay tôi chưa từng học thâu đêm ở thư viên bao giờ nên rất kinh ngạc. Kinh ngạc hơn nữa là dường như ở đây những chuyện như thế này là chuyện rất đỗi bình thường. Tôi thật sự rất khâm phục những người bạn ở đây.

Nỗi sợ hãi và nghị lực của du học sinh ở Nhật Bản!

Khi mới tới Osaka, tôi chỉ biết bập bẹ một ít tiếng Nhật nên rất khó khăn trong giao tiếp. Vì thế khi nói chuyện với tôi những người bạn ở đây nói rất chậm rãi, rõ ràng. Hễ thấy tôi có chút xíu biểu hiện là không hiểu thì họ lại tiếp tục nhẫn nại giải thích. Những lúc đó tôi cảm thấy rất xấu hổ vì mình đã làm phiền người khác quá nhiều. Tôi sợ nói đến mức trở thành một người trầm cảm, không thích giao tiếp. Tôi phải vừa khóc vừa thảo luận với giáo sư nhờ giúp đỡ.

Thế rồi sau 4 tháng gian nan với cuộc sống ở Nhật Bản, tôi cũng đã lấy lại được niềm tin trong giao tiếp. Tai tôi đã khá quen thuộc với những âm thanh xung quanh vì thế việc giao tiếp cũng dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có một điều làm tôi đau đầu, đó là phải giao tiếp với những người nói “giọng địa phương”. Osaka thuộc vùng Kansai nên những người trong vùng đều sử dụng giọng địa phương để giao tiếp. Tiếng Nhật thuộc vùng Kansai mềm mại nhiều âm sắc hơn tiếng Nhật chính thống mà tôi học, nghe thì rất vui tai nhưng mà không hiểu gì cả, nên khi giao tiếp với người dân địa phương cả 2 bên vừa nói vừa sử dụng “tay” phụ họa. Tuy khó khăn nhưng cũng rất thú vị.

Đến mùa hè năm nay là chuyến du học ở  Nhật Bản của tôi sẽ kết thúc. Tôi bỗng cảm thấy tiếc nuối khi phải quay về, những kỷ niệm vui buồn, cuộc sống ở Nhật Bản mà tôi trải qua gần một năm ở đây tất cả đều được tái hiện lại trong tâm trí. Tôi mong rằng mình sẽ có cơ hội quay trở lại đất nước xinh đẹp này một lần nữa!

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 ... 12 »
Homestay cùng gia đình Nhật Bản: Một trải nghiệm mà các du học sinh không nên bỏ lỡ

Ngày nay hầu hết bất cứ thành phố nào ở Nhật cũng có chương trình homestay dành cho sinh viên quốc tế. Đó là một trong những cách đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa người dân bản xứ và lưu học sinh. 

Tìm hiểu đại học hàng đầu châu Á, đào tạo 6 thủ tướng Nhật Bản

Đại học Tokyo là cơ sở đào tạo hàng đầu khu vực khi liên tiếp đứng thứ nhất trong danh sách các trường đại học tốt nhất châu Á. Đây cũng là một trong 25 trường đẹp nhất thế giới. 

Nhật Bản - Môi trường lý tưởng giúp các bạn trẻ trưởng thành

Nền giáo dục của Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của con người. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.

 10/07/2014 10:47 SA(Lượt truy cập: 47638)
Những cú sốc khi đi du học Nhật Bản

Những cú sốc là thứ có thể bạn gặp phải hoặc không gặp phải khi đi du học Nhật Bản, và thời gian khi bạn gặp phải cũng thay đổi tùy theo mỗi người. Nếu bạn đi du học Nhật Bản, có thể bạn sẽ gặp một vài cú sốc, nên bạn cần nắm rõ và có những bước chuẩn bị tốt nhất, nhằm hạn chế tối đa những cú sốc như thế này và hoàn thành giấc mơ du học Nhật Bản một cách trọn vẹn nhất. 

 05/07/2014 12:13 CH(Lượt truy cập: 45079)
Cơ hội du học Nhật Bản của sinh viên Việt Nam

Du học là một trong những giải pháp tốt cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân. Khi đi du học bạn đã chấp nhận thay đổi lối sống và môi trường sống của mình để hòa hợp vào môi trường và lối sống mới. Bạn phải tập nói để sử dụng ngôn ngữ khác, giao tiếp trong nền văn hóa khác và sống xa gia đình. Du học Nhật Bản còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến cuộc sống và con người của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm thử một số lợi ích chính khi bạn đi du học Nhật Bản.

 03/07/2014 12:03 CH(Lượt truy cập: 45361)
Nhật Bản đứng đầu châu Á về giáo dục bậc cao

Nhật Bản vẫn tiếp tục là đất nước thống trị bảng xếp hạng đánh giá chất lượng các trường đại học hàng đầu ở châu Á trong năm 2014 với 20 trường nằm trong top 100.

 10/05/2014 10:20 SA(Lượt truy cập: 47921)
Du học Nhật Bản kỳ nhập học muà thu

Các trường đại học của Nhật Bản có hai đợt tuyển sinh là kỳ mùa thu và kỳ mùa xuân. Phần lớn các trường sẽ thi vào kỳ mùa xuân. Tuy nhiên một số trường lớn như đại học Tokyo, đại học Waseda đang có xu hướng chuyển đổi từ kỳ nhập học mùa xuân sang kỳ nhập học mùa thu để thu hút được nhiều du học sinh nhập học.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp trường tiếng ở Nhật Bản

Ngày nay, những sinh viên tốt nghiệp các trường Trung cấp có chứng chỉ chuyên môn cũng được phép chuyển đổi sang thị thực lao động, nếu được một công ty tại Nhật Bản nhận vào làm việc. Điều này đã làm tăng số lượng du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp. Trong những khoá sinh viên Việt Nam ra trường gần đây, không ít người đang làm việc tại những công ty hàng đầu của Nhật Bản và nước ngoài.

 29/04/2014 12:52 CH(Lượt truy cập: 48161)
Tìm hiểu về kỳ thi du học Nhật Bản

Thi du học Nhật Bản (EJU) là kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kiến thức chuyên môn cơ bản với mục đích đánh du học sinh nước ngoài có đủ khả năng theo học ở các trường đại học của Nhật Bản hay không? Có thể nói, đối với các bạn muốn du học theo diện tư phí thì kết quả của kỳ thì này là một trong những yếu tố cơ bản trong việc ứng tuyển vào các trường đại học của bạn. Hiện nay thi du học Nhật Bản đã được tổ chức ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có cả Việt Nam, vì thế không nhất thiết phải tham gia kỳ thi này tại Nhật Bản.

 29/04/2014 12:41 CH(Lượt truy cập: 50780)
Kỳ thi dành cho du học sinh

Kỳ thi dành cho du học sinh là kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản được áp dụng cho những du học sinh muốn vào đại học của Nhật Bản. Kỳ thi dành cho du học sinh là kỳ thi được thực hiện từ năm 2002 (1 năm 2 lần vào tháng 6 và tháng 11) ở trong và ngoài nước, thay thế cho 2 kỳ thi là “kỳ thi năng lực tiếng nhật” và “kỳ thi tổng hợp dành cho du học sinh tư phí ngoại quốc” (Được bỏ vào tháng 12 năm 2001).

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 ... 12 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Nhiều cung bậc cảm xúc của một du học sinh Nhật Bản Rating: 5 out of 10 41540.
Core Version: 1.8.0.0