Bookmark and Share

Kỳ thi đại học ở Nhật Bản

17/12/2013 05:21 CH (Lượt truy cập: 42301)

Cũng giống như Việt Nam, ở Nhật Bản tuyển sinh đại học cũng khá phức tạp với nhiều hình thức thi khác nhau. Các trường đại học lớn, nổi tiếng thi ngày càng khó do số sinh viên thi vào đông, còn các trường nhỏ thì thi tương đối dễ và đa dạng hóa cách tuyển sinh để đối phó với tình trạng số lượng sinh viên ngày càng giảm. Hình thức được sử dụng rộng rãi nhất ở các trường đại học Nhật Bản là thi tuyển thông thường.

Nhật Bản không tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông mà chỉ căn cứ vào kết quả học tập để xét tốt nghiệp học sinh. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kỳ thi quốc gia gọi là “Senta Shiken” (kỳ thi trung tâm) được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập (kokuritsu/ quốc lập) và của tỉnh, thành phố lập (shiritsu/ thị lập).


Học sinh chuẩn bị cho kì thi.

Gần đây một số trường đại học tư thục (shiritsu/tư lập) cũng dùng kết quả của kỳ thi này để làm căn cứ xét tuyển nhưng không bắt buộc. Số môn thi của kỳ thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi. Thí dụ nếu thi vào trường đại học công lập thì bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn, Anh văn và chọn 2 môn thuộc khối xã hội (Lịch sử Nhật Bản, Lịch sử thế giới, Chính trị-kinh tế…) hoặc hai môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Địa chất…). Riêng môn toán cũng phân ra thành Toán 1, Toán 2 tùy theo thi vào khối xã hội hay khối tự nhiên.


Kì thi diễn ra rất nghiêm ngặt.

Điểm đáng chú ý là khác với thi đại học ở Việt Nam là Senta shiken không phải là kỳ thi duy nhất để xét tuyển vào đại học. Thí sinh còn phải thi thêm kỳ thi riêng của các trường nữa rồi người ta căn cứ vào kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển.

Thi vào các trường đại học tư thục thì hơi khác một chút. Họ cũng có một kỳ thi chung nhưng không khó lắm, chủ yếu là thi kiến thức cơ bản đã được học trong trường phổ thông. Có một số trường quy định phải đạt tối thiểu bao nhiêu điểm ở kỳ thi này thì mới có tư cách dự thi kỳ thi riêng của trường đó.

Kỳ thi riêng của các trường đại học thường được tổ chức vào đầu tháng 2 (đối với các trường đại học tư thục) và cuối tháng 2 (đối với các trường đại học công). Thi môn gì đều do các trường quy định tùy theo khoa. Các trường tư thục lớn tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng theo đề của Trường. Các trường đại học công thường tổ chức hai đợt thi: đợt một vào tháng 2 và đợt hai vào tháng 3 hàng năm.


Thi đại học tại Nhật Bản.

Ngoài hình thức thi trên (gọi là thi thông thường) còn có hình thức thi đặc biệt gọi là “suisen” (tiến cử). Theo đó trường THPT giới thiệu thẳng vào đại học những sinh viên đạt tiêu chuẩn do trường đại học quy định, với một số lượng hạn chế. Thí dụ trường đại học A chỉ lấy của trường THPT A hai hoặc ba người chẳng hạn. Những trường đại học lớn ít dùng hình thức này hơn các trường đại học nhỏ. Thi “suisen” chủ yếu thông qua phỏng vấn trực tiếp.

Gần đây có một hình thức thi nữa gọi là “AO shiken” (A.O – Admissions Office: thi ở văn phòng tuyển sinh), tức là tự mình tiến cử. Thí sinh thường nộp kết quả học tập, viết một bài luận và dự phỏng vấn. Hình thức này thường được các trường đại học nhỏ áp dụng song song với các hình thức khác.

Trên đây là một số thông tin cho các bạn học sinh có ý định du học tại Nhật. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn.

vanhoanhat.com

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 12 »
 22/01/2014 03:32 CH(Lượt truy cập: 45743)
Du học Nhật - Vừa học vừa làm

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục đạt đẳng cấp quốc tế. Do đó, chi phí học tập, sinh hoạt được xếp vào hàng đắt đỏ khiến nhiều bạn trẻ có nguyện vọng du học Nhật Bản e ngại khi chọn xứ sở hoa anh đào để nâng cao kiến thức học vấn.

 21/01/2014 05:40 CH(Lượt truy cập: 41553)
Những lưu ý đối với du học sinh Nhật Bản

Giữa hai quốc gia nhất định có sự khác nhau về văn hóa và pháp luật. Nhập gia thì phải tùy tục. Nhìn thì có thế thấy đơn giản nhưng thực tế  lại không hề dễ dàng. Tuy nhiên đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống du học ở Nhật Bản.

 21/01/2014 05:16 CH(Lượt truy cập: 42025)
Một số chú ý khi đi du học Nhật Bản

Rất nhiều học sinh, sinh viên cả nước đang bước vào những ngày học đầu tiên của năm học mới thì nhiều bạn trẻ cũng đang rục rịch chuẩn bị hành trang lên đường du học. Có không ít bạn cảm thấy lo lắng khi phải bắt đầu cuộc sống tự lập ở một đất nước xa lạ. Trước khi đi du học, các bạn cần tìm hiểu thông tin về trường sẽ nhập học để đi du học. Sau đây là một số điều cần thiết để các bạn chuẩn bị khi xa nhà đi du học. 

 21/01/2014 04:51 CH(Lượt truy cập: 39309)
Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật Bản

Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Kinh nghiệm lựa chọn công việc sau khi tốt nghiệp Đại Học tại Nhật Bản

Sau đây chúng ta hãy cùng theo dõi đôi dòng tâm sự của bạn An (du học sinh Nhât Bản đến từ thành phố Hồ Chí Minh).

 20/01/2014 04:59 CH(Lượt truy cập: 43518)
Làm Thêm Khi Đi Du Học Nhật Bản

Cuộc sống của lưu học sinh, hầu như ở tất cả  các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở.

 20/01/2014 04:34 CH(Lượt truy cập: 43140)
Thông tin về việc làm tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản: Đối với du học sinh Việt Nam, sau khi sang Nhật, những công việc phổ biến thường làm là: các công việc lao động đơn giản như phục vụ tại các nhà hàng; các công việc đòi hỏi vốn tiếng Việt như phiên dịch, thông dịch và dạy tiếng Việt; công việc liên quan đến chuyên môn như lập trình. Cũng có một số ít sinh viên làm việc cho các công ty có quan hệ với Việt Nam. Phần lớn những công việc nói trên đều yêu cầu phải sử dụng được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định…


 20/01/2014 03:43 CH(Lượt truy cập: 44866)
Cách Tìm Kiếm Việc Làm Tại Nhật

Khi công dân nước ngoài tìm kiếm việc làm tại Nhật Bản, hãy liên hệ với Phòng Bảo Hiểm Lao Động Công Cộng (gọi tắt là PESO).

 18/01/2014 02:50 CH(Lượt truy cập: 41177)
Kinh nghiệm: Các bước trong quá trình tìm việc

Tiếp theo hai bài viết chung của anh Lê Thanh Hoàng, chúng tôi xin phép đăng bài viết của anh Lê Hải Đoàn, viết về kinh nghiệm xin việc của mình. Bài viết đầu tiên giới thiệu chung về các bước xin việc năm 2005. Dưới cái nhìn của người trong cuộc, bạn sẽ có thể tham khảo được những đánh giá rất sát với thực tế. 

 18/01/2014 01:07 CH(Lượt truy cập: 44278)
Kinh nghiệm: Quá trình xin việc của tôi

Tiếp theo loạt bài TÌM VIỆC TẠI NHẬT, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn tham gia JOBFAIR, chúng tôi tiếp tục giới thiệu bài viết của anh Tạ Duy Thắng, người vừa trải qua quá trình tìm việc và đã nhận được naitei. Xin mời các bạn tham khảo các kinh nghiệm rất hay của anh Thắng để chuẩn bị tham gia Jobfair một cách hiệu quả nhất.

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 6 7 8 9 10 ... 12 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Kỳ thi đại học ở Nhật Bản Rating: 5 out of 10 42301.
Core Version: 1.8.0.0