Bookmark and Share

Du học sinh bật mí cách “sống chung” với chi phí đắt đỏ tại Nhật

14/12/2013 05:25 CH (Lượt truy cập: 39834)

Du học với đa số các bạn trẻ ngày nay là một ước mơ cháy bỏng nhưng không ít người đành gác lại bởi chi phí đắt đỏ nơi xứ người. Nhưng với những ai chịu khó và tinh ý, không khó để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Ngoại trừ một số ít may mắn sinh ra trong gia đình “có điều kiện”, đa số du học sinh Việt Nam khi đặt chân đến xứ người, nhất là một nước phát triển như Nhật Bản, đều phải đối mặt với gánh nặng cơm áo. Chi phí đắt đỏ luôn là nỗi lo thường trực khi mà nguồn chu cấp chính trong những ngày đầu vẫn chỉ là gia đình hoặc những đồng học bổng ít ỏi. Nhưng cũng chính trong cái khó ấy, sự lanh lẹ, thích nghi cao của các du học sinh Việt Nam càng được bộc lộ rõ.


Nhật Bản có môi trường rất thuận lợi để sống và học tập

Tại Nhật chi phí sinh hoạt trung bình tương đối cao, trong đó riêng tiền thuê phòng trọ khoảng 30.000 – 35.000 Yên/tháng (tương đương 8 – 9 triệu đồng/tháng) cho một phòng chừng 20m vuông ở các khu vùng ven. Nếu ở gần trung tâm Tokyo và Osaka, giá có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Để khắc phục tình hình này rất nhiều bạn đã chọn giải pháp ở ghép. Chỉ cần lướt qua một vài diễn đàn của các du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản có thể tìm thấy rất nhiều mẩu rao vặt như: “Tìm người ở ghép” hay “Cần tìm bạn ở chung”.

Thậm chí ngay cả khi chỉ về nước nghỉ vài tuần đến 1 tháng, nhiều bạn cũng tận dụng tìm người cho thuê lại. Đối tượng thuê có thể là sinh viên Việt Nam ở nơi khác tới du lịch, thực tập hoặc công tác trong thời gian ngắn. Người cho thuê có thể có thêm chút tiền trang trải chi phí còn người đi thuê cũng rất hài lòng vì ít có chủ nhà nào lại cho thuê thời gian ngắn với giá rẻ như vậy.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thuê phòng, với hầu hết các du học sinh tại Nhật, các khu chợ đồ cũ luôn là địa điểm quen thuộc mỗi khi có nhu cầu mua sắm. Anh Lâm, nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Osaka University chia sẻ: “Vào khoảng thời gian bắt đầu các kỳ học (tháng 4 và tháng 10 hàng năm) có nhiều chợ đồ cũ để sinh viên có thể mua các đồ dùng sinh hoạt thiết yếu (đa phần là hàng đã qua sử dụng): chăn, đệm, quần áo, nồi cơm điện, máy sưởi, bát đũa, xe đạp... với giá rất rẻ”.

Những khu chợ đồ cũ ở Tokyo thường được các bạn sinh viên lui tới là Meiji và chợ đồ cũ baza ở Shinjuku. Thay vì phải bỏ ra hàng chục nghìn Yên cho một chiếc xe đạp, nếu khéo chọn thì chỉ với chừng 6000 – 7000 Yên cũng đã có một “chú ngựa sắt” ưng ý. Một khi đã có xe, nhất là xe máy các bạn nam cũng rỉ tai nhau rằng hãy tự trang bị một bộ đồ nghề sửa xe nếu không muốn bị “chém” đẹp.


Các du học sinh Việt Nam có nhiều "mẹo" để thích nghi với chi phí đắt đỏ tại Nhật Bản

Bùi, một thành viên của diễn đàn của Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật (VYSAJP) tiết lộ cửa hàng sửa xe ăn lãi tới 50% đồ của mình lại thêm 15% tiền công sửa nữa. Vì vậy: “việc đi ra hàng là dành cho phụ nữ, còn nếu là đàn ông thì nên có cái gara con con và một bộ đồ nghề sửa xe”.

Để dẫn chứng, Bùi lấy ví dụ: “Phớt và phuộc mới toanh giá 8.000 yên nếu mua trên mạng. Còn ra cửa hàng thì 20.000 Yên mà chỉ thay mỗi vòng cổ phuộc trước. Lốp tuyết Gentsuki 1.500 Yên nếu mua trên mạng, còn ra hàng thì 4.000 Yên tiền lốp thêm 2.000 Yên công thay”.

Vậy nên anh kết luận: “Nếu đã đi xe phân khối lớn, tốt nhất nên mua một cái kích, một bộ đồ nghề, một bộ moi lốp, cờ lê và mỏ lết tử tế. Cuối cùng thì cần có internet và Youtube để mò những thứ như làm thế nào để thay lốp, làm thế nào để thay dầu, làm thế nào để thay phanh, làm thế nào để rửa xích...”

Còn với những ai không muốn bỏ chừng ấy tiền để mua, các trung tâm thu gom đồ cũ luôn là địa chỉ đỏ. “Tại Nhật, những xe đạp và đồ dùng cũ còn tốt được thu gom về một địa điểm cách xa thành phố. Những ai có nhu cầu đều có thể đến lấy về dùng và còn được các nhân viên tại đây sữa chữa giúp”, anh Lâm bật mí tiếp. Chỉ có điều đoạn đường đi khá xa.

Hàng ngày, mỗi khi đi chợ, một “chiêu” nữa mà các du học sinh hay áp dụng để giảm chi phí đó là mua với số lượng lớn. Thay vì mua đủ dùng cho một bữa và chịu mức giá cao, nhiều bạn rủ nhau cùng mua nhiều thực phẩm sau đó chia ra hoặc về để tủ lạnh ăn cả tuần. Những ai mua đồ ăn chín thì tầm 18 giờ, một số cửa hàng bắt đầu giảm giá nên 1 suất cơm hộp 500 Yên có thể giảm giá chỉ còn một nửa.

Ngoài ra để tiết giảm tiền gas và điện, nước vốn khá cao, thư viện luôn là địa điểm học tập lý tưởng, vừa có thể tiết kiệm chi phí thắp sáng, sưởi ấm vừa có thể tận dụng nguồn sách tham khảo, giáo trình tại đây. Các thư viện ở Nhật khá “hào phóng” khi luôn trang bị sẵn máy photocopy cho sinh viên sử dụng.

Thanh Tùng

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 ... 12 »
 17/01/2018 07:04 CH(Lượt truy cập: 37100)
Chinh phục ước mơ du học Nhật Bản
Những cuốn sách như hành trang bổ ích với kinh nghiệm từ chính các tác giả dành cho bạn trẻ đến gần và hiện thực hóa ước mơ du học Nhật Bản của bản thân.
ĐH Ngoại thương phối hợp JASSO tổ chức kỳ thi du học Nhật Bản
Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản JASSO phối hợp với khoa Tiếng Nhật, ĐH Ngoại thương tổ chức kỳ thi du học Nhật Bản. Thí sinh trúng tuyển sẽ theo học các trường đại học tại Nhật.
7 điều căn bản cần biết về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú

Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn luôn là điều băn khoăn của nhiều bạn chuẩn bị đặt chân đến đất nước “Mặt trời mọc”, thậm chí đối với cả người bạn  đã làm việc ở đây một thời gian hay lâu dài. Trong khuôn khổ bài viết này, vietnamplus xin được đưa ra 7 điều căn bản về giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú với hi vọng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Ngoài việc trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị về tài chính, du học sinh không thể thiếu những kỹ năng sau! 

Cứ 1 việc ứng viên thì có tới 2 việc làm đang chờ, tới Tokyo không lo thất nghiệp!

Tỷ lệ sinh thấp và nền kinh tế phục hồi chậm khiến tỷ lệ việc làm/ứng viên ở Nhật Bản đang ở mức 1,43 người/việc – cao nhất trong 25 năm qua. Ở Tokyo, cứ 1 ứng viên thì có tới 2 việc làm đang bị khuyết.

 22/07/2017 07:36 CH(Lượt truy cập: 33821)
Lớp học ban đêm cho người nước ngoài ở Nhật Bản
Nhiều học sinh nước ngoài học tập tại Nhật Bản đăng ký vào các lớp ban đêm miễn phí để cải thiện khả năng tiếng Nhật và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào các trường.
 22/07/2017 07:09 CH(Lượt truy cập: 29462)
10 đại học hàng đầu Nhật Bản năm 2017

Đại học Tokyo và Kyoto vẫn giữ vị thế hàng đầu Nhật Bản. Trong khi đó, Đại học Tohoku tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng của Times Higher Education để trở thành một trong ba trường tốt nhất xứ sở hoa anh đào năm 2017.

 22/07/2017 06:45 CH(Lượt truy cập: 34045)
Nhật Bản thu hút nhân lực chất lượng cao
Từ cuối tháng 3, nhân lực chất lượng cao có thể được cấp vĩnh trú chỉ sau một năm ở Nhật. Mức thời gian này được coi là ngắn nhất thế giới để người nước ngoài lấy vĩnh trú ở một quốc gia.
Nếu có ý định du học Nhật Bản, hãy chắc chắn bạn đã chuẩn bị đầy đủ những kỹ năng này

Ngoài việc trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị về tài chính, du học sinh không thể thiếu những kỹ năng sau! 

Cuộc đổ bộ của du học sinh Đông Nam Á sang Nhật Bản, 1/4 số sinh viên quốc tế là người Việt

Nhật Bản đang cố gắng gia tăng quan hệ với các nền kinh tế mới nhằm mở rộng thị trường cũng như cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn của họ, nhất là khi thị trường lớn Trung Quốc có quá nhiều bảo hộ cũng như sức ép từ chính quyền Bắc Kinh.

Đây là lý do học sinh luôn mơ ước được đi du học Nhật Bản

Đi du học có thể mang lại rất nhiều điều bổ ích; những trải nghiệm thú vị mà bạn không có được khi học ở trong nước... 

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 ... 12 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Du học sinh bật mí cách “sống chung” với chi phí đắt đỏ tại Nhật Rating: 5 out of 10 39834.
Core Version: 1.8.0.0