Bookmark and Share

Công việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản

10/04/2014 09:26 SA (Lượt truy cập: 44097)

Cuộc sống của du học sinh, hầu như ở tất cả các nước, đều bao gồm học tập và làm thêm. Việc làm thêm ngoài giờ học không chỉ giúp kiếm thêm một phần thu nhập trang trải cho chi phí học hành và sinh hoạt, mà còn giúp cho bản thân mỗi người tăng thêm vốn ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp cũng như những kiến thức xã hội không học được từ trong sách vở và trên lớp học.

Ở Nhật Bản, việc làm thêm được gọi là Arubaito. Việc đi làm thêm, song song với việc học ở trường, rất phổ biến đối với sinh viên Nhật Bản. Hơn nữa, các cơ sở tuyển dụng nhân viên làm thêm cũng tạo rất nhiều điều kiện để các bạn sinh viên vừa hoàn thành tốt lịch học ở trường cũng như chủ động sắp xếp lịch làm thêm cho riêng mình. 

Khi xin việc làm thêm ở Nhật Bản, biết tiếng Nhật giao tiếp là một lợi thế cực kì quan trọng. Tất nhiên cũng có những việc làm thêm yêu cầu những năng lực khác hơn tiếng Nhật, nhưng nói chung về các công việc phổ biến, đa số đều cần dùng tiếng Nhật ở mức độ giao tiếp cơ bản. Tùy vào trình độ tiếng Nhật của bạn thế nào, bạn có thể tìm được công việc hơp với khả năng và mức lương tương xứng.


Điều chú ý khi bạn đi làm thêm ở Nhật Bản với tư cách là sinh viên làm việc ngoài giờ, bạn yêu cầu phải có Giấy chứng nhận cho phép làm thêm/hoạt động ngoại khóa, giấy này bạn có thể xin ở trường đang theo học, hoặc từ năm 2010 có thể nộp đơn xin thẳng trực tiếp lúc gia hạn visa ở Cục quản lý nhập cảnh. Đây là một dạng giấy chứng nhận đồng ý cho phép làm thêm, nhưng giới hạn mức độ làm thêm của mỗi người tùy theo số tiết học ở trường của người đó. Thông thường, thời gian được làm thêm tối đa trong quy định là 28 giờ/tuần trong thời gian học, hoặc tối đa 8 giờ/ngày nếu trong thời gian kì nghỉ. Đối với một số bạn đi theo dạng học bổng, tùy theo quy định của chế độ học bổng mà bạn có được phép làm thêm trong thời gian học tiếng Nhật hay không.  Sau đây là các việc làm thêm phổ biến của các bạn lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

  • Quán ăn Việt Nam tại Nhật Bản: Làm việc trong môi trường người Việt nên có thể không yêu cầu trình độ tiếng Nhật cao, thỉnh thoảng được ăn món ăn Việt Nam. Quán ăn Việt Nam thường tập trung ở những khu đô thị đông dân cư như Tokyo, Osaka… Ở những thành phố khác thì mật độ ít hơn hoặc hầu như rất hiếm.

  • Làm việc trong bếp của nhà hàng Nhật Bản (sushi, tiệm ramen…): Có thể yêu cầu lao động tay chân nhiều và tần suất lao động cao, tùy công việc có thể phải đứng suốt 3, 4 giờ. Vì nội dung công việc chủ yếu là thao tác chân tay nên có thể không yêu cầu trình độ tiếng Nhật lưu loát. Nếu giờ làm việc dài và bao gồm giờ ăn trưa hoặc tối thì được cung cấp bentou (cơm hộp) hoặc ăn thức ăn của chính nhà hàng, quán ăn đó.

  • Làm bồi bàn ở nhà hàng: Khác với công việc làm ở bếp, làm bồi bàn đươc xếp vào nhóm công việc tiếp khách nên có thể yêu cầu một trình độ giao tiếp tiếng Nhật nhất định (tất nhiên tùy vào mức độ sang trọng của nhà hàng, quán ăn mà mức độ yêu cầu cũng khác nhau). Đặc biệt, ở Nhật Bản thường có các hệ thống quán ăn nhanh như Matsuya, Yoshinoya… ở các quán này người làm vừa kiêm cả nhiệm vụ nấu bếp lẫn tiếp khách. Tuy nhiên, ở các hệ thống này công việc được phân chia rõ ràng, bên cạnh đó hệ thống máy móc và các dụng cụ làm bếp rất tiện lợi nên nếu đã quen việc (khoảng sau 3 buổi) thì công việc khá là đơn giản.

  • Làm thêm ở cửa hàng tiện lợi, các siêu thị…: Nội dung công việc khá phong phú và có thể học hỏi được nhiều về cách quản lý, lấy hàng, phân phối hàng của một đơn vị cửa hàng ở Nhật Bản.

  • Dạy tiếng Việt: Nếu tìm được nhu cầu của người cần học tiếng Việt thì đây là một công việc lý tưởng cho những bạn không thích công việc chân tay, bếp núc. Tùy trường hợp yêu cầu phải có một trình đô tiếng Nhật nhất định để giải thích cho người học hiểu những điểm ngữ pháp, cấu trúc câu… bằng tiếng Nhật.

  • Việc liên quan đến IT: Phần lớn các bạn học chuyên ngành liên quan đến máy tính tham gia các công việc này, về cơ bản lương của các công việc này nhỉnh hơn so với các công việc phổ thông khác, tuy nhiên có thể mức độ đầu tư thời gian và trí óc căng thẳng hơn (tùy vào khả năng và sở thích của mỗi người).

JVCA

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 8 9 10 11 12 ... 14 »
 15/01/2014 03:26 CH(Lượt truy cập: 42769)
Những ưu thế khi du học tại Nhật Bản

Ngoài việc học hỏi tri thức, công nghệ, điều quan trọng là du học sinh học hỏi được phong cách làm việc và ý thức kỷ luật theo kiểu Nhật, giúp ích rất nhiều cho công việc sau này.

 15/01/2014 01:08 CH(Lượt truy cập: 45860)
Tìm hiểu du học Nhật

Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tiếng Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, để thi vào ĐH, cao đẳng, thí sinh thường phải thi đậu kỳ thi nhập học do trường tổ chức, cũng có một số ít trường có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh.

 14/01/2014 12:49 CH(Lượt truy cập: 45047)
Thông báo về kỳ thi J.TEST năm 2014

Kỳ thi Tiếng Nhật thực dụng J.TEST tại Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ tháng 1 năm 2012. Tổ chức mỗi 2 tháng 1 lần tại TP.HCM và Hà Nội. Ở Hà Nội thì tổ chức tại Đại học Hà Nội và các trường liên kết. Trước tình hình người học tiếng Nhật ngày càng tăng cao với mục đích du học tại Nhật Bản của học sinh Việt Nam, hoạt động nhằm mục đích chứng nhận năng lực Nhật ngữ thành thạo bằng cách tham dự kỳ thi và lấy điểm số cao mỗi 2 tháng 1 lần.

 11/01/2014 05:29 CH(Lượt truy cập: 41464)
Nhiều cung bậc cảm xúc của một du học sinh Nhật Bản

Nhiều cung bậc cảm xúc của một du học sinh Nhật Bản – Du học là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Khi được tin mình trúng tuyển ai cũng vui mừng nhưng đằng sau niềm hân hoan đó là sự lo sợ, hoang mang khi phải sống ở nơi đất khách quê người, những bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Cuộc sống ở Nhật Bản như thế nào? Bạn có sợ hãi? Bạn có lo ngại trước khi đi du học không?

 11/01/2014 05:10 CH(Lượt truy cập: 41839)
Phương pháp học tập hiệu quả khi đi du học

Phương pháp học tập hiệu quả khi đi du học: Rất nhiều sinh viên hiện đang học tập nước ngoài không thể làm quen với việc vừa lắng nghe, viết bài và tiếp thu bài giảng cùng một lúc... 

 11/01/2014 01:56 CH(Lượt truy cập: 41332)
Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc làm tại Nhật

Hầu hết các bạn du học sinh sau khi tốt nghiệp đều muốn ở lại Nhật Bản để làm việc, tuy nhiên để xin được một công việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình thì không hề đơn giản chút nào cả. Để kiếm được một công việc phù hợp xin các bạn vui lòng tham khảo các bước thực hiện sau đây.

Bạn có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc sau khi tốt nghiệp?

Khác với hình thức tu nghiệp sinh, bắt buộc phải trở về nước sau 3 năm tu nghiệp tại Nhật; các du học sinh sau khi tốt nghiệp, có quyền ở lại Nhật, học tiếp lên cao hơn, hoặc xin việc và làm việc tại Nhật.

Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật

Một số lựa chọn sau khi tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tại Nhật.

 10/01/2014 05:45 CH(Lượt truy cập: 41274)
Tránh tốn kém khi du học Nhật

Có nhiều cách để du học Nhật không quá tốn kém như tìm các nguồn hỗ trợ tài chính, tìm việc làm thêm…

 10/01/2014 01:19 CH(Lượt truy cập: 42870)
Học cách giao tiếp trong công sở của người Nhật

Văn hóa công sở hiện nay được xem là một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của công ty. Trên thế giới hiện nay, các công ty Nhật Bản được xem là các công ty xây dựng văn hóa công ty đạt hiệu quả nhất và nhờ đó trở thành các công ty hàng đầu trên thế giới như Honda, Toyota, Missushita…Vâỵ chúng ta sẽ học được gì ở cách giao tiếp trong công sở của người Nhật? Bài viết này sẽ phần nào cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhất:

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 8 9 10 11 12 ... 14 »
Copyright © 2025 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Công việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản Rating: 5 out of 10 44097.
Core Version: 1.8.0.0