Bookmark and Share

Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật

23/12/2013 05:10 CH (Lượt truy cập: 28824)

Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Là một sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật cũng như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa tôi cũng mong một lần được tới Nhật, được trải nghiệm cuộc sống tại Nhật.

Được sự giới thiệu của một giáo sư, tôi đã đặt chân sang Nhật và bắt đầu sống cuộc sống một lưu học sinh tự túc. Ba năm không phải khoảng thời gian quá dài nhưng cũng có thể rút ra được nhiều điều thông qua trải nghiệm của bản thân và bạn bè xung quanh.

Trước hết, khi có ý định đi du học các bạn hãy cố gắng học tiếng Nhật càng nhiều càng tốt. Với vốn tiếng Nhật sẵn có bạn có thể rút ngắn thời gian học tiếng để nhanh chóng chuyển sang học chuyên ngành cũng như dễ hòa đồng với cuộc sống ở xứ người và dễ xin việc hơn.

Kế tiếp hãy nghĩ xem các bạn muốn đi du học vùng nào của Nhật? Tokyo, Osaka… quả là những thành phố phồn hoa đầy sức hút và cũng có rất nhiều trường để bạn lựa chọn. Nhưng đồng thời với đó là chi phí sinh hoạt đắt đỏ và khó xin việc làm thêm. Vì thế bạn hãy xem khả năng kinh tế cũng như tiếng Nhật của mình.

Đối với lưu học sinh tự túc không dư dả về tài chính, không có việc làm hoặc lâu không tìm được việc làm là một điều rất đáng lo. Áp lực về tiền bạc sẽ khiến bạn không thể tập trung học được. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng với các bạn sang để học tiếng Nhật hãy tới các thành phố địa phương. Nơi đó chi phí rẻ hơn, lưu học sinh ít hơn, các bạn sẽ dễ nhận được sự quan tâm của nhà trường hơn. Sau khi quen cuộc sống ở Nhật rồi các bạn có thể đến những thành phố mà mình muốn.


Khi đến Nhật rồi bạn hãy luôn nhớ mình sang đây để học không phải để kiếm tiền nên các bạn đừng kì vọng sẽ kiếm được nhiều tiền khi đi du học. Nếu không cố gắng để có được học bổng thì bạn sẽ phải đi làm trang trải cuộc sống.

Riêng bản thân tôi thà rằng đi làm ít để tập trung cho việc học, đạt thành tích cao để xin học bổng hơn là cứ mải mê đi làm để rồi học không xong mà lại phải đi làm quá sức.

Song song với việc học và làm hãy tích cực giao lưu với mọi người xung quanh, bạn sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị như cùng nhau đi du lịch, tham gia lễ hội địa phương… Ở nhiều vùng hay có chi nhánh của Hội hữu nghị Việt Nam –Nhật Bản. Các bạn hãy thử liên hệ và chắc rằng họ sẽ rất vui khi được giúp bạn làm quen với cuộc sống ở Nhật.

Để tìm việc làm thêm các bạn có thể xem ở trường học có chỗ giới thiệu không hoặc vào cửa hàng tiện lợi conbini để tìm thông tin (hàng tuần đều có một quyển báo giới thiệu việc làm). Bạn cũng có thể tự mình đi xung quanh khu vực đang sống xem có chỗ nào cần tuyển không.

Đại đa số lưu học sinh hay làm việc trong các quán ăn: rửa bát, phụ bếp, phục vụ bàn… Nhưng dù làm ở vị trí nào bạn hãy luôn tỏ ra mình là người chăm chỉ, đừng bao giờ đứng một chỗ mà không làm gì. Những lúc rỗi việc bạn có thể lau cốc chén, bát đũa, bàn ghế, hỏi về các món ăn trong quán…Hãy làm tất cả các việc mình có thể.

Bạn nên quan sát người Nhật xem học làm gì và bắt chước theo. Nhiều bạn ở nhà chưa từng làm công việc vất vả nên sang đây sẽ thấy thật khó khăn. Người Nhật yêu cầu bạn phải nhanh nhẹn, biết tự quan sát xung quanh để làm việc và làm việc chăm chỉ.

Còn về việc học như thế nào thì bạn có thể hỏi lưu học sinh Việt Nam đang theo học hoặc những người Nhật học khóa trước. Các bạn sẽ có nhiều dịp giao lưu với học sinh người Nhật, thầy cô, nhân dịp đấy bạn có thể thử làm quen và hỏi han. Trong học tập sẽ có lúc thấy khó nhưng chắc chắn bạn sẽ tìm được nhiều niềm vui.

Cuộc sống du học không phải chỉ một màu hồng mà sẽ là nhiều mảng màu xen kẽ. Có vất vả bạn mới thấy quí trọng những giây phút thảnh thơi, giây phút được tận hưởng niềm vui ngọt ngào trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy xác định rõ những khó khăn và những điều bạn sẽ đạt được khi du học Nhật để có những quyết định chính xác các bạn nhé.

Theo Vnexpress - Do Thi Minh Hoa

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
 12/12/2013 12:06 CH(Lượt truy cập: 29372)
Giới thiệu khái quát về Kỳ thi Du học Nhật Bản

Kỳ thi Du học Nhật Bản do Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO)  phối hợp với một số cơ quan nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản của những học sinh, sinh viên nước ngoài có nguyện vọng du học tự túc, bậc đại học ở Nhật Bản. 

 09/12/2013 03:33 CH(Lượt truy cập: 29784)
Các câu hỏi thường gặp về du học Nhật Bản
Một số hỏi đáp về du học Nhật Bản xin được tổng hợp lại như sau.
Các giấy tờ cần thiết khi xét tuyển hồ sơ du học Nhật Bản
Một bộ hồ sơ tuyển sinh du học Nhật Bản bao gồm những yếu tố sau đây. (những chi tiết về các yếu tố này như thế nào, làm sao để có thể có 1 bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ được nói rõ)
 04/12/2013 10:15 SA(Lượt truy cập: 31143)
Du học Nhật Bản tự túc

Chúng ta có thể dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế của khu vực để chọn trường tiếng Nhật phù hợp nhu cầu và khả năng của bản thân.

Những điều cần biết để chọn một trường Nhật ngữ tốt

Để lựa chọn được một trường Nhật ngữ phù hợp, bạn phải căn cứ vào những điều kiện sau đây:

Thông tin về việc học Nhật ngữ trước khi vào đại học hoặc cao học ở Nhật Bản

Thông thường, khi đi du học ở một nước nào đó, du học sinh thường nhận được được Giấy phép nhập học từ trường mà du học sinh dự định học tập trước khi du học sinh rời đất nước. Du học Nhật Bản cũng vậy, việc được một trường đại học nào đó chấp thuận trước khi sang Nhật là một điều lý tưởng. Chính vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức “Kỳ thi Du học Nhật Bản” tại nước ngoài nhằm cấp Giấy phép nhập học cho du học sinh trước khi sang Nhật. Thí sinh đang ở nước ngoài không phải sang Nhật để dự Kỳ thi nhập học vào trường, chỉ cần dự Kỳ thi Du học Nhật Bản tổ chức ở nước mình, rồi thông báo kết quả cho trường đại học mà thí sinh dự tuyển. Các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học phổ thông của thí sinh để xét đỗ trượt, rồi gửi Giấy phép nhập học cho thí sinh.

Cách thức tuyển chọn của chương trình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (du học sinh quốc phí)

Du học sinh quốc phí được tuyển chọn theo ba cách sau đây:

Các loại hình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (hay còn gọi là du học quốc phí)

Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tức là Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả phí sinh hoạt, học phí, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Kể từ khi thực hiện chế độ này vào năm 1954 đến nay, đã có khoảng 55.000 sinh viên từ 145 nước và khu vực trên thế giới đã và đang được nhận học bổng này. Vào thời điểm 1 tháng 5 năm 2003, có khoảng 9.746 du học sinh quốc phí đang học tập tại Nhật Bản. Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản được phân thành 6 loại sau đây:

 03/12/2013 12:57 CH(Lượt truy cập: 31298)
Nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh (kenkyusei) là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Tiêu chuẩn làm nghiên cứu sinh ở mỗi trường đại học không giống nhau; một số trường có thể nhận người đã tốt nghiệp đại học, một số trường nhận người có bằng Thạc sĩ. 

Những học vị có thể nhận được ở các trường của Nhật Bản

Là học vị cấp cho những người tốt nghiệp đại học. Điều kiện để tốt nghiệp đại học của Nhật Bản là phải học ở các trường đại học Nhật Bản từ 4 năm trở lên (đối với các ngành y, nha, thú y là từ 6 năm trở lên), lấy được trên 124 tín chỉ (đối với các ngành y, nha là 188 tín chỉ trở lên, thú y là 182 tín chỉ trở lên).

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Kinh nghiệm du học, làm thêm tại Nhật Rating: 5 out of 10 28824.
Core Version: 1.8.0.0