Bookmark and Share

Du học sinh làm thêm: Chuyện không đơn giản!

14/12/2013 04:04 CH (Lượt truy cập: 28324)

Ngày càng có nhiều học sinh – sinh viên Việt Nam sinh sống và học tập ở nhiều nước trên thế giới. Trong những thắc mắc thì có một câu hỏi “thường trực” của nhiều bạn là việc làm thêm ở nước, thành phố mình mong muốn đến sẽ như thế nào.

Có thể trả lời ngay là không đơn giản.

Không phải muốn là được

Có nhiều lý do để các bạn muốn đi làm thêm như để cải thiện khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, để nhanh chóng hòa nhập vào nước sở tại và để có thể kiếm thêm tiền thù lao. Những mong muốn ấy của các bạn, nhất là các bạn phải đi du học tự túc, tự chi trả toàn bộ mọi chi phí thì hoàn toàn chính đáng và đáng trân trọng. Nhưng, việc làm thêm không phải muốn là có ngay lập tức.

Nhiều bạn đi du học tự túc, có suy nghĩ từ khi còn ở Việt Nam là khi đến nơi sẽ làm thêm ngay lập tức, vừa có tiền để chi tiêu, vừa giúp đỡ gia đình khi không phải gửi tiền sang. Tuy nhiên, khi mới sang thì có rất nhiều việc phải lo, có nhiều thủ tục, giấy tờ phải hoàn tất và khi chưa ổn định, chưa quen “đường đi, nước bước” thì thật khó để có công việc làm dù chỉ là làm cuối tuần.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, mỗi nước đều có những quy định rất rõ ràng về việc làm thêm của các sinh viên nước ngoài. Họ quản lý rất chặt chẽ và những công việc làm của du học sinh nếu không có hợp đồng, hoặc trái với quy định hiện hành đều là vi phạm và bị phạt rất nặng cả người chủ lẫn người làm thuê.

Một số cửa hàng, tiệm ăn do người Việt làm chủ có thể tạo điều kiện cho các bạn du học sinh nhưng cũng rất ít người “can đảm” giúp đỡ khi mà họ thừa biết nếu không rõ ràng thì chính là đang vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, hiện nay nhiều cửa hàng tại Đức chẳng hạn, phải đóng cửa, phải buôn bán, hoạt động cầm chừng thì họ cũng không có nhu cầu thuê thêm nhân viên. Tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới hiện nay đã làm cho nhiều người thất nghiệp, nhiều thanh niên ở các nước ngoài như Nga, Ukraine hay Cộng hòa Séc đổ xô sang Đức tìm việc. Họ có thể làm cả ngày, làm với thù lao thấp hơn một chút và như vậy có thể “ăn đứt” so với các bạn sinh viên khi chỉ có thể làm một vài buổi trong tuần.

Khi mà rất nhiều thông tin đăng trên “tường” Facebook của các Hội du học sinh về tìm việc làm đã nhận được rất ít sự tư vấn, giới thiệu hay giúp đỡ gì của các thành viên khác. Khả năng “điền vào chỗ trống” cho một công việc nào đó là hoàn toàn khó. Những việc làm thêm ở trường như trợ giúp các giáo sư, làm ở phòng thí nghiệm, cùng với Hội sinh viên thực hiện 1 dự án nào đó luôn là mong muốn của rất nhiều sinh viên và khả năng để “trúng cử” các vị trí này là không dễ.

Ảnh hưởng đến việc học

Khi du học sinh làm thêm những công việc như bồi bàn, phụ quán ăn, trông trẻ thì ít nhiều đều có ảnh hưởng nhất định đến việc học. Cho dù qua đó, du học sinh cũng có thêm trải nghiệm, có thêm ít nhiều thông tin nhưng vẫn là không bằng công sức mà mình đã bỏ ra.

Làm việc mệt mỏi, thời tiết thất thường đã làm cho nhiều du học sinh chỉ có thể “nằm dài” sau mỗi buổi làm về mà quên hết bài vở dù đã có những quyết tâm rất cao.

Một ảnh hưởng nữa đối với du học sinh trong quá trình làm thêm là vì có thêm tiền nên đôi khi chấp nhận “hy sinh” vài buổi học để đi làm khi người chủ cần.

Dần dần, nó thành thói quen và muốn đi làm nhiều hơn đi học, cộng với bài vở không theo kịp đã làm cho nhiều du học sinh ngày một rời xa giảng đường, thư viện. Ảnh hưởng ấy là những môn phải thi lại, học lại, những kiến thức “thiếu trước, hụt sau” và thời gian không dừng lại để ai đó có thể làm lại từ đầu.

Cá nhân người viết bài này không cho rằng đi làm thêm là xấu, là chỉ có “hậu quả” mà không có kết quả. Tuy nhiên, mỗi bạn khi có những mong muốn đi du học thì cần xác định việc học phải là quan trọng nhất. Việc làm thêm hoàn toàn không đơn giản như nhiều bạn nghĩ và cũng hoàn toàn không thể làm ngay khi mới “chân ướt, chân ráo” đến một đất nước xa lạ.

Nguyễn Quốc Vỹ

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
 12/12/2013 12:06 CH(Lượt truy cập: 29379)
Giới thiệu khái quát về Kỳ thi Du học Nhật Bản

Kỳ thi Du học Nhật Bản do Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO)  phối hợp với một số cơ quan nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản của những học sinh, sinh viên nước ngoài có nguyện vọng du học tự túc, bậc đại học ở Nhật Bản. 

 09/12/2013 03:33 CH(Lượt truy cập: 29786)
Các câu hỏi thường gặp về du học Nhật Bản
Một số hỏi đáp về du học Nhật Bản xin được tổng hợp lại như sau.
Các giấy tờ cần thiết khi xét tuyển hồ sơ du học Nhật Bản
Một bộ hồ sơ tuyển sinh du học Nhật Bản bao gồm những yếu tố sau đây. (những chi tiết về các yếu tố này như thế nào, làm sao để có thể có 1 bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ được nói rõ)
 04/12/2013 10:15 SA(Lượt truy cập: 31144)
Du học Nhật Bản tự túc

Chúng ta có thể dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế của khu vực để chọn trường tiếng Nhật phù hợp nhu cầu và khả năng của bản thân.

Những điều cần biết để chọn một trường Nhật ngữ tốt

Để lựa chọn được một trường Nhật ngữ phù hợp, bạn phải căn cứ vào những điều kiện sau đây:

Thông tin về việc học Nhật ngữ trước khi vào đại học hoặc cao học ở Nhật Bản

Thông thường, khi đi du học ở một nước nào đó, du học sinh thường nhận được được Giấy phép nhập học từ trường mà du học sinh dự định học tập trước khi du học sinh rời đất nước. Du học Nhật Bản cũng vậy, việc được một trường đại học nào đó chấp thuận trước khi sang Nhật là một điều lý tưởng. Chính vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức “Kỳ thi Du học Nhật Bản” tại nước ngoài nhằm cấp Giấy phép nhập học cho du học sinh trước khi sang Nhật. Thí sinh đang ở nước ngoài không phải sang Nhật để dự Kỳ thi nhập học vào trường, chỉ cần dự Kỳ thi Du học Nhật Bản tổ chức ở nước mình, rồi thông báo kết quả cho trường đại học mà thí sinh dự tuyển. Các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học phổ thông của thí sinh để xét đỗ trượt, rồi gửi Giấy phép nhập học cho thí sinh.

Cách thức tuyển chọn của chương trình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (du học sinh quốc phí)

Du học sinh quốc phí được tuyển chọn theo ba cách sau đây:

Các loại hình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (hay còn gọi là du học quốc phí)

Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tức là Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả phí sinh hoạt, học phí, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Kể từ khi thực hiện chế độ này vào năm 1954 đến nay, đã có khoảng 55.000 sinh viên từ 145 nước và khu vực trên thế giới đã và đang được nhận học bổng này. Vào thời điểm 1 tháng 5 năm 2003, có khoảng 9.746 du học sinh quốc phí đang học tập tại Nhật Bản. Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản được phân thành 6 loại sau đây:

 03/12/2013 12:57 CH(Lượt truy cập: 31304)
Nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh (kenkyusei) là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Tiêu chuẩn làm nghiên cứu sinh ở mỗi trường đại học không giống nhau; một số trường có thể nhận người đã tốt nghiệp đại học, một số trường nhận người có bằng Thạc sĩ. 

Những học vị có thể nhận được ở các trường của Nhật Bản

Là học vị cấp cho những người tốt nghiệp đại học. Điều kiện để tốt nghiệp đại học của Nhật Bản là phải học ở các trường đại học Nhật Bản từ 4 năm trở lên (đối với các ngành y, nha, thú y là từ 6 năm trở lên), lấy được trên 124 tín chỉ (đối với các ngành y, nha là 188 tín chỉ trở lên, thú y là 182 tín chỉ trở lên).

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Du học sinh làm thêm: Chuyện không đơn giản! Rating: 5 out of 10 28324.
Core Version: 1.8.0.0