Bookmark and Share

Lá thư từ xứ Phù Tang

24/10/2013 11:38 CH (Lượt truy cập: 27019)
Tokyo, xuân 2010

Mình đến Nhật lần đầu tiên vào năm 2005, khi ấy nước Nhật đang vào mùa thu khiến mình không thể nào quên được những giây phút ngỡ ngàng khi lặng ngắm sắc trời Tokyo trong màu lá đỏ. Giữa nền trời xanh nổi bật lên những ngôi chùa cổ kính và cả rừng cây chuyển mình trong sắc màu khiến mình cảm thấy muốn ở đó mãi không thôi. Điều khiến mình còn thêm thích thú đó chính là những ô cửa văn phòng còn thắp sáng tới tận đêm khuya càng làm cho mình thêm khâm phục về tinh thần làm việc, sự cống hiến cho tập thể của người Nhật. Đó chắc chắn là một trong những lý do giúp Nhật Bản từ một đất nước nghèo nàn, kiệt quệ trở thành một trung tâm phát triển kinh tế với tốc độ như vũ bão. Ấn tượng đầu tiên khó mà phai mờ nên sau một thời gian trở về nước mình đã quyết định trở lại đất nước Phù Tang với khát khao tiếp thu những điều hay của xứ sở học thuật và còn được ngắm núi Phú Sĩ trong màn tuyết trắng xóa hay Tokyo trong lễ hội hoa anh đào lung linh…

Tháng 4 năm 2007, sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam mình qua Nhật học tiếng 1 năm tại Trường Nhật Ngữ MCA thuộc tập đoàn giáo dục Meric Group ở Tokyo. Đây chính là khoảng thời gian vô cùng khó quên của mình. Những ngày đầu nơi xứ người thật vô cùng lạ lẫm vì mình không hề có người quen đi cùng nhưng chính thầy cô và những người bạn đến từ những nền văn hóa khác nhau đã giúp mình có thêm nghị lực học tập. Đó không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là mái ấm thứ hai của mình. Công việc làm bán thời gian tại một cửa hàng đồng giá mà thầy cô giới thiệu đã giúp mình trang trải được phần nào chi phí. Với khả năng tiếng Nhật của mình sau 4 năm học tại quê nhà và những ngày tháng học tại nơi sinh ra thứ ngôn ngữ được mọi người cùng đồng lòng nhất trí là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới đã giúp cho mình tự kiếm được thêm công việc dịch thuật có thể làm tại nhà vào buổi tối. Vậy là bố mẹ đã không còn phải lo lắng hàng tháng chu cấp tiền cho mình nữa. Công việc làm thêm và việc học tiếng tại trường đã khiến cho thời gian cứ thế trôi đi. Những khóa học tại trường về nghệ thuật trà đạo, cắm hoa cùng những chuyến dã ngoại ngắm núi Phú Sĩ trong bình minh, những lễ hội náo nhiệt của Tokyo… khiến mình càng thêm yêu miền đất này.
Thời gian cứ như thoi đưa, vậy là mình cũng sắp tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh ở trường cao đẳng Tsuda. Mình đã hoàn toàn đúng đắn khi “đầu tư” tiền bạc và công sức cho việc theo đuổi Nhật Ngữ và những giá trị học thuật tại đất nước có truyền thống hiếu học này. Những tháng ngày tại trường Tsuda là quãng thời gian học tập vô cùng bổ ích, những kiến thức quản trị mà mình từng khâm phục về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản đã được các giảng viên giúp mình thêm mở to mắt ra khám phá. Hành trình tìm kiếm việc làm của mình đã thực sự bắt đầu. Mình đã đăng ký tìm việc tại Trung tâm dịch vụ việc làm Tokyo và chẳng bao lâu sau mình đã gia nhập Công ty Lawson. Lawson là một trong những công ty đứng hàng thứ hai về số lượng cửa hàng tiện ích tại Nhật. Để có thể gia nhập vào Lawson, mình phải trải qua kỳ thi đầy căng thẳng giống hệt như những ứng viên người Nhật khác. Trong hàng ngàn ứng viên thì công ty chỉ tuyển có 116 người và mình đã may mắn là 1 trong số 10 người nước ngoài được tuyển dụng và cũng là người Việt Nam duy nhất. Tại công ty Lawson, mọi nhân viên mới đều phải làm việc trực tiếp tại cửa hàng tiện ích để có những kinh nghiệm bước đầu trước khi có thể trở thành những nhà quản lý dựa vào nỗ lực và khả năng của mỗi người.
Có quá nhiều điều để nói, quá nhiều thứ mình muốn chia sẻ cùng các bạn. Nhưng ngày mai mình lại bắt đầu một chặng đường mới ở Toyota, một công ty hàng đầu Nhật Bản mà mình không thể ngờ rằng có ngày mình được đứng trong hàng ngũ của họ. Mình chỉ muốn viết lá thư này để gửi đến các bạn du học sinh như một sự chia sẻ để người Việt Nam chúng mình không “nhỏ bé” ở xứ người…

Nguyễn Thu Trang

» Gửi ý kiến của Bạn
Các tin / bài viết cùng loại:
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
 12/12/2013 12:06 CH(Lượt truy cập: 28875)
Giới thiệu khái quát về Kỳ thi Du học Nhật Bản

Kỳ thi Du học Nhật Bản do Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO)  phối hợp với một số cơ quan nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá năng lực tiếng Nhật và những kiến thức cơ bản của những học sinh, sinh viên nước ngoài có nguyện vọng du học tự túc, bậc đại học ở Nhật Bản. 

 09/12/2013 03:33 CH(Lượt truy cập: 29367)
Các câu hỏi thường gặp về du học Nhật Bản
Một số hỏi đáp về du học Nhật Bản xin được tổng hợp lại như sau.
Các giấy tờ cần thiết khi xét tuyển hồ sơ du học Nhật Bản
Một bộ hồ sơ tuyển sinh du học Nhật Bản bao gồm những yếu tố sau đây. (những chi tiết về các yếu tố này như thế nào, làm sao để có thể có 1 bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ được nói rõ)
 04/12/2013 10:15 SA(Lượt truy cập: 30639)
Du học Nhật Bản tự túc

Chúng ta có thể dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế của khu vực để chọn trường tiếng Nhật phù hợp nhu cầu và khả năng của bản thân.

Những điều cần biết để chọn một trường Nhật ngữ tốt

Để lựa chọn được một trường Nhật ngữ phù hợp, bạn phải căn cứ vào những điều kiện sau đây:

Thông tin về việc học Nhật ngữ trước khi vào đại học hoặc cao học ở Nhật Bản

Thông thường, khi đi du học ở một nước nào đó, du học sinh thường nhận được được Giấy phép nhập học từ trường mà du học sinh dự định học tập trước khi du học sinh rời đất nước. Du học Nhật Bản cũng vậy, việc được một trường đại học nào đó chấp thuận trước khi sang Nhật là một điều lý tưởng. Chính vì vậy, từ năm 2002, Nhật Bản đã bắt đầu tổ chức “Kỳ thi Du học Nhật Bản” tại nước ngoài nhằm cấp Giấy phép nhập học cho du học sinh trước khi sang Nhật. Thí sinh đang ở nước ngoài không phải sang Nhật để dự Kỳ thi nhập học vào trường, chỉ cần dự Kỳ thi Du học Nhật Bản tổ chức ở nước mình, rồi thông báo kết quả cho trường đại học mà thí sinh dự tuyển. Các trường đại học sẽ căn cứ vào kết quả cùng với một số hồ sơ khác như kết quả học phổ thông của thí sinh để xét đỗ trượt, rồi gửi Giấy phép nhập học cho thí sinh.

Cách thức tuyển chọn của chương trình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (du học sinh quốc phí)

Du học sinh quốc phí được tuyển chọn theo ba cách sau đây:

Các loại hình du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản (hay còn gọi là du học quốc phí)

Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản tức là Chính phủ Nhật Bản sẽ chi trả phí sinh hoạt, học phí, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam sang Nhật Bản. Kể từ khi thực hiện chế độ này vào năm 1954 đến nay, đã có khoảng 55.000 sinh viên từ 145 nước và khu vực trên thế giới đã và đang được nhận học bổng này. Vào thời điểm 1 tháng 5 năm 2003, có khoảng 9.746 du học sinh quốc phí đang học tập tại Nhật Bản. Du học bằng học bổng của Chính phủ Nhật Bản được phân thành 6 loại sau đây:

 03/12/2013 12:57 CH(Lượt truy cập: 30794)
Nghiên cứu sinh là gì?

Nghiên cứu sinh (kenkyusei) là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Tiêu chuẩn làm nghiên cứu sinh ở mỗi trường đại học không giống nhau; một số trường có thể nhận người đã tốt nghiệp đại học, một số trường nhận người có bằng Thạc sĩ. 

Những học vị có thể nhận được ở các trường của Nhật Bản

Là học vị cấp cho những người tốt nghiệp đại học. Điều kiện để tốt nghiệp đại học của Nhật Bản là phải học ở các trường đại học Nhật Bản từ 4 năm trở lên (đối với các ngành y, nha, thú y là từ 6 năm trở lên), lấy được trên 124 tín chỉ (đối với các ngành y, nha là 188 tín chỉ trở lên, thú y là 182 tín chỉ trở lên).

Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 ... 10 11 12 13 14 »
Copyright © 2024 soec.edu.vn. All rights reserved.  Powered by Web7Màu.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Chrome 15+, Firefox 7+, IE 9, Safari 5.
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Lá thư từ xứ Phù Tang Rating: 5 out of 10 27019.
Core Version: 1.8.0.0